Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Thuận Thành vươn lên tự khẳng định mình
Trong những năm qua, sự phát triển của phong trào hợp tác xã ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành (phường Thuận Thành, thành phố Huế), cũng không phải là ngoại lệ. Tưởng chừng như đã bên bờ vực phá sản, nhưng với tấm lòng, ý chí và việc chọn hướng đi đúng hợp tác xã đã vực dậy, phát triển không ngừng và có được thương hiệu như ngày hôm nay.
Bản lĩnh, ý chí để vượt qua những khó khăn thử thách, tự khẳng định mình
Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành (sau đây gọi tắt là hợp tác xã Thuận Thành) ra đời vào tháng 9-1976 - sau 3 lần đổi tên từ hợp tác xã tiêu thụ thành hợp tác xã mua bán. Năm1989, hợp tác xã Thuận Thành đứng bên bờ vực phá sản, phải bán tài sản để trả nợ quá hạn khi có chủ trương chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Năm 1993 khi bắt đầu chập chững đứng dậy thì cháy kho hàng hóa của hợp tác xã. Năm 1999, hợp tác xã Thuận Thành bắt đầu trên đà phát triển lại bị tổn thất lớn do trận lụt lịch sử ở tỉnh Thừa Thiên- Huế. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng hợp tác xã Thuận Thành đã không nao núng tinh thần. Với sự kiên trì chịu khó, lòng tâm huyết, quyết tâm, cán bộ xã viên hợp tác xã Thuận Thành đã phát huy mọi nội lực để đứng vững, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
Năm 1996, khi Luật Hợp tác xã ra đời, trong giai đoạn đầu đổi mới, hợp tác xã phải tự thân vận động do không còn đơn vị chủ quản, hợp tác xã giống như "con tàu không có người lái". Việc tạo được hướng đi đúng đắn trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn đòi hỏi Ban chủ nhiệm hợp tác xã lúc bấy giờ phải tìm ra nhiều biện pháp, có lập trường vững vàng và cái chính là biết phát huy sức mạnh nội lực. Ban chủ nhiệm đã thế chấp nhà riêng để vay vốn ngân hàng nhằm tạo được nguồn vốn hoạt động. Ngoài ra, Ban chủ nhiệm còn tạo được niềm tin đối với ngân hàng chuyển hướng từ không cho vay tín chấp sang cho vay tín chấp, đồng thời thu hút được nguồn lực đầu tư từ bên ngoài tạo đà cho hợp tác xã phát triển.
Những thành tích bước đầu
Doanh thu năm 2007 của hợp tác xã đạt trên 140 tỉ đồng. Cổ tức xã viên hằng năm đạt từ 15%đến 16%. Thu nhập bình quân từ 1 triệu đến 1,2 trệu đồng 1 tháng |
Nếu như vào thời điểm năm 1990, nguồn vốn của hợp tác xã là con số âm, thì đến nay nguồn vốn tự có đã tăng lên là 4,8 tỉ đồng. Năm 1990, số cán bộ xã viên chỉ có 12 người, phải thay nhau nghỉ việc để hưởng lương 50% phụ cấp do không có việc làm thường xuyên, đến nay số cán bộ xã viên đã tăng lên trên 350 người (trong đó số có trình độ đại học và trung cấp chiếm trên 20%). Mọi người đều có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân từ 1-1,2 triệu đồng/tháng. Doanh thu năm 2007 của hợp tác xã đạt trên 140 tỉ đồng. Cổ tức xã viên hằng năm đạt từ 15%- 16%. Nếu năm 1990 hợp tác xã chưa có một công ty, nhà máy nào cung ứng hàng hóa vì tên tuổi Thuận Thành không còn trên bản đồ thị trường Thừa Thiên - Huế, thì đến nay đã có gần 100 công ty lớn nhỏ chọn hợp tác xã làm nhà phân phối cung ứng hàng hóa cho thị trường địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1990, hợp tác xã chưa có khách hàng làm vệ tinh, đến nay đã có trên 1.000 điểm bán lẻ làm vệ tinh tiêu thụ hàng hóa, có hàng chục ngàn khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp tại Huế và 4 cửa hàng bán lẻ truyền thống. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của hợp tác xã Thuận Thành, thì trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1995, so với 5 đơn vị bạn đang kinh doanh cùng địa bàn Thuận Thành có 5 điểm yếu là không vốn, không hàng hóa, không khách hàng, không thị trường, không thương hiệu. Năm yếu tố quan trọng cho một doanh nghiệp hoạt động đều là những điểm yếu của Thuận Thành và đồng thời là điểm mạnh của 5 đơn vị bạn. Điểm mạnh duy nhất của hợp tác xã Thuận Thành lúc bấy giờ chỉ là lòng tâm huyết với sự kiên trì, chịu khó, đến nay 5 yếu tố trên đã được chuyển đổi vị trí, không còn nằm ở điểm yếu nữa mà chuyển từ 5 không thành 5 có, mạnh cả về vốn, hàng hóa, khách hàng, thị trường và thương hiệu.
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, hợp tác xã đã đầu tư mua sắm 12 phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa phân phối đến các điểm bán lẻ trên toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 2005, hợp tác xã đầu tư xây dựng 1 tổng kho và xây dựng 1 siêu thị đánh dấu mốc phát triển hệ thống siêu thị đầu tiên tại Huế. Năm 2006, hợp tác xã triển khai xây dựng thêm 1siêu thị thứ 2 với quy mô lớn và đã đưa vào khai trương đầu năm 2007. Tháng 9-2007, hợp tác xã đầu tư phát triển 1 siêu thị theo quy mô vừa tại Trường đại học Y Dược Huế. Tháng 11- 2007, hợp tác xã mở điểm phục vụ tại Trường đại học Sư phạm Huế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phát triển được hệ thống bán lẻ.
Trong bối cảnh trên địa bàn thành phố Huế nói riêng và cả nước nói chung đang bùng phát dịch cúm H5N1, hợp tác xã đã cho ra đời trung tâm giết mổ gia cầm sạch. Đây là một trong những quyết định đúng đắn của Ban chủ nhiệm hợp tác xã, không những mở ra một hướng kinh doanh mới nhằm giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của anh chị em xã viên, mà còn góp phần trong việc giúp người dân trên địa bàn tỉnh giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm, cung cấp thịt gia cầm sạch cho người tiêu dùng.
Năm 2000, hợp tác xã Thuận Thành thành lập 1 cơ sở đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cho những người đã được đào tạo nghề và cho người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Tính từ năm 2000 đến nay, cơ sở đã đào tạo nghề được trên 260 con em của xã viên, bao gồm các ngành nghề như may mặc, may túi xách, dệt vải trên khung cải tiến, sản xuất hàng mỹ nghệ, nhờ đó góp phần giải quyết việc làm cho trên 70 em tại Huế và 23 em ở huyện A Lưới. Hiện tại, cơ sở đang hợp đồng với các công ty, xí nghiệp, bệnh viện và trường học trên địa bàn tỉnh để cung cấp các mặt hàng như: đồ bảo hộ lao động, đồng phục, áo quần nghi thức, các loại túi xách với chất liệu vải đũi, vải thổ cẩm, vải phin, khăn các loại... Hằng năm, hợp tác xã xuất khoảng 100.000 sản phẩm các loại, do đó các em luôn có việc làm thường xuyên, có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống. Các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ của hợp tác xã còn được xuất sang Mỹ, Pháp. Tiền lãi của những mặt hàng này được trích một phần để chuyển về Trường đại học Y khoa Huế, đóng góp một phần vào nguồn kinh phí phẫu thuật tim cho gần 150 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, giúp các em hòa nhập và có cuộc sống bình thường.
Công tác xã hội được hợp tác xã luôn luôn chú trọng trên cơ sở nhận thức đây là hoạt động mang tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc, phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc ta. Nhiều năm qua, hợp tác xã đã tích cực thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Từ năm 1996, hợp tác xã đã nhận phụng dưỡng các mẹ liệt sĩ trong quãng đời còn lại; cùng với các cấp, các ngành thực hiện tốt những ngày thương binh - liệt sĩ; ủng hộ ngày công vì trẻ thơ; đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn...
Bên cạnh đó, hợp tác xã vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần khi có sự cố xẩy ra như: thiên tai, bão lũ..., tham gia bình ổn giá trên thị trường, phục vụ tốt đời sống nhân dân và lưu thông trực tiếp hàng hóa, thúc đẩy sản xuất của địa phương, ... Đặc biệt khi trận lũ lụt xảy ra, những cố gắng của hợp tác xã đã đượclãnh đạo các cấp và nhân dân địa phương đánh giá cao.
Bài học cho tương lai
Tính từ năm 2000 đến nay, cơ sở đào tạo nghề của hợp tác xã đã đào tạo được trên 260 con em của xã viên |
Với những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt nổi, nhưng hợp tác xã Thuận Thành đã từng bước vượt qua, đi lên, và phát triển. Từ quá trình đó, hợp tác xã đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Ngoài sự cần thiết phải có sức mạnh đoàn kết nội bộ, biết phát huy nội lực của tập thể cán bộ xã viên, sự nhạy bén, kết hợp với lòng nhiệt tình, tính năng động, sáng tạo, sự cần cù, chịu khó, thì tinh thần phấn đấu không ngừng của Ban chủ nhiệm hợp tác xã là điều rất quan trọng trong việc định hướng rõ mục tiêu kinh doanh, tạo vốn, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, xây dựng nền tảng uy tín và có các biện pháp thích ứng kịp thời. Sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành liên quan, của lãnh đạo ngành ngân hàng, những ân nhân có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã.
- Phải luôn "xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin" cho khách hàng để từng bước khẳng định thương hiệu của mình trong lòng khách hàng. Cần tạo được vị thế vững chắc trên thị trường bằng năng lực, đạo đức kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa đối với người tiêu dùng, xây dựng uy tín để duy trì được khách hàng truyền thống, khai thác khách hàng mới, tạo nhiều cơ hội cho hợp tác xã ngày càng tăng trưởng ổn định, vững chắc.
- Ngoài kinh doanh bán buôn, bán lẻ nhiều loại mặt hàng, để phát triển, phải trực tiếp sản xuất, hoặc liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong việc tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm... đồng thời trở thành nhà phân phối chính thức cho nhiều nhà máy lớn, thiết lập được mạng lưới bán lẻ trong và ngoài tỉnh, tổ chức đưa hàng hóa về tận các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
- Để giữ vững và phát huy hơn nữa thương hiệu của hợptác xã, bên cạnh việc thường xuyên phải cải tiến phương thức kinh doanh, sửdụng hiệu quả công cụma-két-tinh... cần luôn chăm lo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và đội ngũ bán hàng.
- Nhằm đứng vững và phát triển, phải không ngừng tự đổi mới, phấn đấu để tự khẳng định mình, nhanh chóng tiếp cận với phong cách phục vụ văn minh, hiện đại và tích cực trong việc tìm kiếm đối tác, bạn hàng để nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển hệ thống phân phối bao gồm các siêu thị, cửa hàng phục vụ những đối tượng người tiêu dùng. Tăng cường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất để có được những sản phẩm vừa đạt chất lượng cao, giá thành lại hạ, đồng thời tạo mối liên kết gắn bó với các cửa hàng bán lẻ độc lập, các hộ kinh doanh cá thể để xây dựng hệ thống "chuỗi đại lý" của hợp tác xã ngày càng lớn mạnh.
Việt Nam đang là tiêu điểm của các nhà hoạch định chính sách thế giới  (23/03/2008)
Việt Nam đang là tiêu điểm của các nhà hoạch định chính sách thế giới  (23/03/2008)
Cần thêm những tháng thanh niên  (23/03/2008)
Một số định hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp  (22/03/2008)
Biểu hiện sinh động của quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Séc  (22/03/2008)
Việt Nam coi trọng mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc  (22/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên