Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Mạnh Hiển - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Lê Thanh Khuyến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng 200 đại biểu là những chuyên gia, luật sư, đại diện của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp.
Các ý kiến của đại biểu đều nhất trí khẳng định, qua gần 10 năm thực hiện, Luật Đất đai năm 2003 đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước và sự trưởng thành của các doanh nghiệp. Đó là:
- Góp phần tạo điều kiện để có mặt bằng phát triển công nghiệp, dịch vụ, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương trong cả nước.
- Đóng góp cho việc thu hút thành công nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.
- Góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với ngoài nước.
- Bằng những quy định cụ thể, rõ ràng, Luật Đất đai năm 2003 đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với đất đai, thế chấp, vay vốn… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp…
Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2003 vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, gây trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp. Như: Pháp luật đất đai còn có một số nội dung không phù hợp với tình hình thực tiễn; công tác quản lý đất đai còn nhiều yếu kém dẫn tới hiện tượng tham nhũng, cũng như khiếu kiện kéo dài của người dân; sự quản lý đất đai vẫn còn mang tính chia cắt, chồng chéo; công tác quy hoạch đất đai chưa tính toán được đầy đủ các yếu tố phát triển; đất đai còn bị sử dụng một cách lãng phí; giá đất được định với mức khá cao làm hạn chế sự tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhiều quy định của pháp luật chồng chéo, thủ tục giải phóng mặt bằng phức tạp, gây nhiều phiền hà, dẫn tới đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao, đồng thời gây chậm trễ cho hoạt động của nhiều doanh nghiệp… Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 là cần thiết nhằm giải quyết được những vấn đề căn bản, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh ổn định, bền vững.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo nhằm thay thế Luật Đất đai năm 2003 và dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 vào tháng 10-2012, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2013.
Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được nhiều đại biểu thảo luận rất sôi nổi, và có những kiến nghị rất sâu sắc, cụ thể như:
- Nên thay thế việc thu hồi đất bằng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
- Chỉ thu hồi đất bằng quyết định hành chính khi có sự vi phạm pháp luật đất đai, chấm dứt sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện, khi việc trưng mua không theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Nhằm khắc phục đất có quá nhiều đại diện chủ sở hữu, việc giao đất, cho thuê đất, quyết định trưng mua quyền sử dụng đất chỉ phân cấp tới chủ tịch UBND cấp huyện, việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất chỉ phân cấp tới chủ tịch UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cần nâng hạn mức giao đất nông nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra nhanh hơn.
- Cần khắc phục tình trạng hệ thống văn bản dưới luật vừa thừa, vừa thiếu, vừa chắp vá, chỉ nên chuyển cho văn bản dưới luật những vấn đề mang tính hướng dẫn, thủ tục, không có nội dung quy phạm pháp luật.
- Nên đổi cách gọi “đất phi nông nghiệp” thành “đất xây dựng”, khôi phục lại cách phân nhóm đất phi nông nghiệp/đất xây dựng thành 3 loại như cũ.
- Nên đưa quyền sử dụng đất vào quyền tài sản và được bảo vệ bằng Luật Tài sản để người sử dụng yên tâm đầu tư lâu dài.
- Giá bồi thường đất nên theo nguyên tắc công bằng, tức là, giá có thể giúp tạo được tài sản tương đương tài sản bị thu hồi cộng thêm một khoản lợi ích do dự án phát triển đất đem lại…
Hội thảo đã lấy được nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, góp phần làm cho đất đai - nguồn tài nguyên và tài sản của nhân dân được bảo vệ và sử dụng hiệu quả nhất./.
Hạn chế tác động tiêu cực của dòng tiền mới bơm vào thị trường  (09/10/2012)
Sẽ đề xuất Chính phủ công nhận Ngày đọc sách Việt Nam  (08/10/2012)
Kỷ niệm chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không”  (08/10/2012)
“Khánh thành thủy điện Sơn La vào cuối năm nay”  (08/10/2012)
Nhiều hoạt động đối ngoại giữa Lào Cai-Vân Nam  (08/10/2012)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba  (08/10/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên