Mỹ không có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cu-ba
TCCS ĐT - Đó là tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ Giô-xép Bai-đơn (Joseph Bi den) trước báo giới ngày 28-3-2009, trong khuôn khổ một hội nghị thảo luận về giải pháp đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đang diễn ra Chi-lê. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Dự luật nới lỏng các biện pháp cấm vận thương mại đối với Cu-ba vừa được Hạ viện nước này thông qua tháng trước.
Ông Bai-đơn đã trả lời "Không" khi được hỏi liệu Mỹ có bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Cu-ba hay không. Phó Tổng thống Bai-đơn nhắc lại những cam kết của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) và chính ông trong quá trình vận động tranh cử, rằng cần có "sự thay đổi" trong chính sách của Oa-sinh-tơn đối với Cu-ba. Trong cuộc vận động trên, nhà lãnh đạo Mỹ Ô-ba-ma đã tuyên bố sẵn sàng gặp Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô (Raun Castro) vô điều kiện và ủng hộ nới lỏng một số quy định hạn chế trong lệnh cấm vận đối với La Ha-ba-na, song ông khẳng định sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm vận kéo dài 47 năm qua.
Hai ngày sau tuyên bố trên, Nguyên Chủ tịch Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô đã lên tiếng chỉ trích Phó Tổng thống Mỹ và khẳng định, những nhận xét của ông Bai-đơn là “đáng tiếc”, vì tất cả các quốc gia Mỹ La-tinh đều coi lệnh cấm vận La Ha-ba-na của Mỹ là một “gánh nặng của quá khứ”.
Kể từ khi áp dụng chính sách bao vây, cấm vận kinh tế, thương mại đối với Cu-ba năm 1962, chính quyền Mỹ luôn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong và ngoài nước. Nghị quyết đòi Oa-sinh-tơn bãi bỏ lệnh cấm vận vô đạo lý này liên tục được đưa vào chương trình nghị sự của Đại Hội đồng Liên hợp quốc 17 năm qua. Dư luận cho rằng, Tổng thống Ô-ba-ma cần phải dỡ bỏ lệnh cấm này để hàn gắn quan hệ với các nước Mỹ La-tinh. Giới quan sát cũng nhận định, sự đổi hướng trong chính sách đối với Cu-ba phải là ưu tiên lớn trong chính sách của Oa-sinh-tơn vì nó sẽ mở ra triển vọng hợp tác trong các lĩnh vực như di cư, tự do thương mại và nỗ lực ngăn chặn buôn bán ma túy. Chính phủ Cu-ba ước tính cuộc bao vây, cấm vận của Mỹ khiến nước này thiệt hại tới 93 tỉ USD.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng một số nước Nam Mỹ đã kêu gọi ông Ô-ba-ma dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cu-ba, cho rằng điều đó rất quan trọng đối với việc cải thiện mối quan hệ của Mỹ với khu vực. Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Mắc Bau-cớt (Max Baucus) đã thay mặt một nhóm nghị sĩ yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Ti-mô-thi Ghết-nơ (Timothy Geithner) thực hiện những biện pháp nới lỏng bao vây, cấm vận đối với Cu-ba. Thượng nghị sĩ Bau-cớt khẳng định, ông đã nỗ lực để thiết lập quan hệ và mở đường cho các sản phẩm của Mỹ thâm nhập thị trường Cu-ba, và ông sẽ tiếp tục theo đuổi việc này cho tới khi Bộ Tài chính Mỹ thực hiện những gì đã được Quốc hội thông qua./.
Sơ kết công tác triển khai Đề án 06 giai đoạn 2006-2010  (03/04/2009)
Diễn đàn UNESCO lần thứ 12: Cảnh quan của các đô thị lịch sử  (03/04/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 797 (3-2009)  (03/04/2009)
Công nhân nữ ngoại tỉnh trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội  (03/04/2009)
Phụ nữ và quyền chủ động trong cuộc sống  (03/04/2009)
Phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ  (03/04/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay