Việt Nam và EU chính thức khởi động đàm phán FTA
Phát biểu trước khi bước vào Hội đàm, ông Karel De Gutch khẳng định đây là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ EU với Việt Nam cũng như với cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông nói: “Hôm nay chúng tôi rất vui mừng tuyên bố khởi động các cuộc đàm phán để tiến tới một hiệp định thương mại tự do. Việt Nam đã trở thành thành viên ASEAN thứ 3 tìm kiếm một FTA với EU, sau Singapore và Malaysia”. Đàm phán FTA được coi là bước tiến quan trọng trên con đường tiến tới thiết lập một mối quan hệ đối tác sâu sắc hơn. Vòng đàm phán đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra ngay sau kỳ nghỉ Hè năm nay.
Điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển mối quan hệ thương mại Việt Nam - EU, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trong chuyến thăm Ủy ban châu Âu (EC) nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Á -Âu (ASEM) lần thứ 8 hồi tháng 10-2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso đã nhất trí sẽ khởi động đàm phán FTA song phương sau khi hoàn tất công việc của nhóm công tác kỹ thuật. Thực hiện thỏa thuận này, hai bên đã thảo luận Tài liệu tham chiếu cho việc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA), đặc biệt là các yêu cầu cũng như khả năng cam kết của mỗi bên. Ngày 31-3-2012, tại Phnôm Pênh (Campuchia), trong cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20, hai bên đã thống nhất nội dung Tài liệu tham chiếu này.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh EVFTA là một hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đem lại lợi ích cho cả hai bên. Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm. Trong quá trình đàm phán và thực hiện Hiệp định, hai bên cũng sẽ cân nhắc tới sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và EU. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, EU hiện là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam cũng là một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư EU. Cơ cấu kinh tế Việt Nam và EU có thể bổ sung hiệu quả cho nhau. Nhu cầu nhập khẩu của EU từ Việt Nam phần lớn là giày da, dệt may, cà phê, đồ gỗ, thủy sản - những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và đã tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng châu Âu. Trong khi đó, Việt Nam cần nhập các mặt hàng máy móc thiết bị, dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sắt thép, phân bón... từ EU. Do đó, các thỏa thuận hợp tác kinh tế, đặc biệt là một FTA trong tương lai, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bỉ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: Đối với Việt Nam, tăng cường các mối quan hệ với EU là một trong những ưu tiên hàng đầu, phù hợp với định hướng đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam coi FTA với EU là một nội dung quan trọng trong chính sách thương mại của Việt Nam và luôn khẳng định quyết tâm thúc đẩy EVFTA. Đàm phán EVFTA là một bước đi thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU cũng như giữa ASEAN và EU. Bộ trưởng khẳng định: “Với tiềm năng, mong muốn và thiện chí từ cả hai phía, chúng tôi tin tưởng rằng quá trình EVFTA sẽ diễn ra thuận lợi để có thể sớm đưa hiệp định vào thực hiện, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp hai bên”.
Về phần mình, ông Karel De Gutch cũng bày tỏ tin tưởng hai bên có nhiều cơ hội để thành công và hòan tất việc ký kết EVFTA trong thời gian nhanh nhất có thể. Về phương diện kinh tế, EVFTA sẽ đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho cả EU và Việt Nam. Theo ông, EU vẫn theo đuổi mục tiêu đạt được một FTA song phương với cả khối ASEAN.
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - EU trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. EU là nhà đầu tư lớn thứ tư tại Việt Nam trong năm 2011 với cam kết 1,77 tỉ USD, tương đương trên 12% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
Từ tháng 10-2009, EU đã "bật đèn xanh" cho Ủy ban châu Âu tiến hành đàm phán FTA với từng thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. EU đã khởi động đàm phán FTA với Singgapore (tháng 3-2010) và Malaysia (10-2010)./.
Diễn đàn kinh tế quốc tế Sankt-Peterburg lần thứ 16 tạo luồng sinh khí mới cho sự phát triển  (27/06/2012)
Yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái  (27/06/2012)
Việt - Lào xây đường biên giới hòa bình và hữu nghị  (27/06/2012)
Bổ nhiệm nhân sự Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW  (27/06/2012)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay