Mục lục Tạp chí Cộng sản số 822 (4-2011)
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
- Chỉ thị số 01 - CT/Tw của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
- Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011
Ngô Văn Dụ - Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của đảng
Kiểm tra, giám sát là một trong những
chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng. Qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nhiệm vụ kiểm tra
của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp luôn được bổ sung, hoàn thiện. Do vậy hoạt
động, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cũng được
đổi mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, góp phần bảo vệ và giữ vững vai trò lãnh
đạo của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng Đảng trong sạch, củng cố
vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước.
Hoàng Tuấn Anh - Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới
Trong suốt chặng đường hơn 80 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quan tâm toàn diện và ngày càng nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò và sức mạnh của văn ha đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời đại ngày nay, văn hóa ngày càng gắn bó chặt chẽ và đồng bộ với kinh tế và chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp, hoàn thành tốt sức mạnh nội sinh, góp phần đưa đất nước từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trương Thị Mai - Thực hiện một số chính sách giảm nghèo ở nước ta
Có thể nói, một thành tích rất đáng tự hào của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới là phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo... Bằng quyết tâm cao và nhiều hình thức sáng tạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện tốt công tác này. Đây là kết quả bước đầu rất đáng khích lệ
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Phạm Minh Chính - Một số giải pháp góp phần ổn định nền kinh tế Việt Nam năm 2011
Năm 2010, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu với nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vượt so với dự kiến. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng của nền kinh tế những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện một số khó khăn, trong đó nổi lên là vấn đề lạm phát tăng cao đã tác động tới tâm lý các tầng lớp nhân dân, đồng thời trở thành thách thức đối với công tác điều hành vĩ mô trong cả năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Bùi Ngọc Thanh - Các cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XI và XII - một số vấn đề đặt ra cho cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIII
Thành công của các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn của các cơ quan hữu trách, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền... Tuy nhiên, trong các cuộc bầu cử này cũng đã nảy sinh một số vấn đề thực tiễn, cần được xem xét, xử lý trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa tới.
Phương Đông - Cải cách chính sách tiền lương (giai đoạn 2011 - 2012)
Chính sách tiền lương có tác động lớn đến hàng chục triệu người lao động hưởng lương, vì vậy nếu xây dựng chính sách tiền lương phù hợp sẽ tạo nên nguồn động lực để cho con người, xã hội phát triển tốt. Đây cũng là một trong những vấn đề mà Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề cập.
Đặng Nguyên Anh - Tái cấu trúc dân số - nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của mọi quốc gia, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều quốc gia đã chủ động đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bứt phá và cất cánh. Đối với Việt Nam, có thể nói, chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng như giai đoạn hiện nay.
Chu Thái Thành - Bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững
Phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo vệ môi trường trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới tư duy, cách làm và cần những giải pháp mang tính đột phá để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng nhấn mạnh: Chú trọng phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược...
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Đào Tấn Lộc - Phú Yên: 400 năm hình thành và phát triển
Bốn thế kỷ qua, vùng đất và con người Phú Yên luôn một lòng vì nước, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Tổ quốc giao. Khi đất nước cần một địa bàn trấn biên vững chắc trong hành trình về phương Nam, đã có một Phú Yên - Trấn biên dinh kiên cường làm phên dậu. Khi đất nước kêu gọi kháng chiến cứu nước, đã có một Phú Yên đồng khởi vùng lên theo Đảng chiến đấu anh dũng và cùng cả nước đi đến ngày toàn thắng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc cũng là mệnh lệnh của đất nước giao cho Đảng bộ và nhân dân Phú Yên nhằm xây dựng một vùng đất mãi “trù phú và bình yên” cho các thế hệ mai sau.
Nguyễn Tấn Hưng - Đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực - khâu đột phá trong chiến lược phát triển của Bình Phước
Là tỉnh miền núi thuộc miền Đông Nam Bộ, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, trình độ dân trí…còn thấp hơn so với trung bình của cả nước, nhưng trong thời gian qua, Bình Phước đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là bước đột phá có tầm chiến lược góp phần quan trọng vào đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Đinh La Thăng - Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tích cực triển khai nghị quyết đại hội XI của đảng
Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2011, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9-01-2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; tạo tiền đề thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 của đất nước.
Trần Văn Chung - Thành phố Nam Định với mục tiêu là trung tâm vùng nam đồng bằng sông Hồng
Từ lâu, thành phố Nam Định đã có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh trong vùng. Trong định hướng phát triển chung của đất nước, tới năm 2020, thành phố Nam Định sẽ trở thành trung tâm của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Bằng nỗ lực của mình, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định đã và đang gấp rút thực hiện những bước đi để đạt mục tiêu đó.
Ngô Văn Hùng - Nâng cao nhận thức và quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đột phá, đưa quảng nam sớm trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX xác định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ tỉnh trong những năm tới là tập trung tạo đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa địa phương đạt mức phát triển khá ở khu vực miền Trung, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Đoàn Thế Hanh - Tỉnh Hải Dương: Mười năm xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Triển khai và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở là chủ trương đúng đắn của Đảng, là bước tiến dài nhằm củng cố, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn mười năm qua, cùng với cả nước, tỉnh Hải Dương đã và đang nỗ lực để “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” được phát huy ngày càng đầy đủ hơn trong thực tế.
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Trần Thị Lan Hương - Châu Phi trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Các chuyên gia nghiên cứu khu vực và quốc tế hầu hết đều nhận định, viễn cảnh của châu Phi đến năm 2020 có nhiều điểm sáng, tối khác nhau cả về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, dựa trên thực trạng phát triển của châu Phi trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, có thể thấy, phần lớn những “con sư tử châu Phi” sẽ có sự chuyển mình nhanh chóng với những tiến bộ và tiềm năng tiếp tục được phát huy, khai thác.
Phạm Quốc Trụ - Biến động chính trị ở bắc phi, trung đông và tác động đối với thế giới
Làn sóng biểu tình và nổi dậy của dân chúng ở một loạt nước thuộc khu vực Bắc Phi và Trung Đông đã trở thành một điểm nóng thu hút mối quan tâm của cộng đồng quốc tế từ hơn hai tháng nay bởi nó đang gây ra những đảo lộn mạnh mẽ ở những nước này và những hệ lụy đáng kể đối với khu vực và thế giới.
Phạm Minh Sơn - Xung đột quốc tế - “bài toán” vẫn chưa có lời giải
Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, khi nói về xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, không thể không phân tích và dự báo những tác động, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quốc tế cũng như khả năng xảy ra các cuộc xung đột mới trong tương lai. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng hàng đầu của quá trình này là tìm hiểu, phân tích được những biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế, bởi đó là cơ sở để hiểu đúng và giải quyết chúng.
Nguyễn Văn Thanh - Có hay không chiến lược “thôn tính đất đai” trên thế giới?
Vào cuối thế kỷ XIX, những cuộc thập tự chinh đế quốc rầm rộ đã tranh giành và xâm chiếm các thuộc địa ở châu á, châu Phi, Mỹ La-tinh. Các đế quốc phương Tây, chủ yếu là các nước châu Âu, trở nên giàu có do chia nhau khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của 85% tổng diện tích trái đất dưới nhiều hình thức cai trị thực dân. Tuyên bố của Liên hợp quốc ngày 14-12-1960(1) về trao trả độc lập cho các nước thuộc địa đã chấm dứt sự tồn tại của hệ thống thuộc địa và cùng với nó là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Tuy nhiên, trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới lại đang chứng kiến một biến thái mới của chủ nghĩa thực dân mới, của đế quốc nông nghiệp mới. Africa Files cảnh báo về một hình thức “phát canh thu tô” mới.
QUA SÁCH BÁO NƯỚC NGOÀI
Hương Ly - Về “chiến lược giành ưu thế toàn diện hay là nền dân chủ bá quyền trong trật tự thế giới mới”
Cuốn sách “Chiến lược giành ưu thế toàn diện hay là nền dân chủ bá quyền trong trật tự thế giới mới” (Full Spectrum Dominance: Totalitarian Democracy in the New World Order) của nhà nghiên cứu chính trị, lịch sử và kinh tế Mỹ Uy-li-am Ăng-đan (F.William Engdahl) đã được Nhà xuất bản Wiesbaden, CHLB Đức, xuất bản năm 2009. Trong cuốn sách, tác giả đưa ra cách nhìn mới về bản chất sâu xa và các thủ đoạn trong chiến lược toàn cầu của các thế lực bảo thủ mới, hiếu chiến ở Mỹ. Với các tư liệu và luận cứ có sức thuyết phục, được trích dẫn từ các văn kiện chính thức của Nhà Trắng, Lầu Năm góc, Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan, tổ chức của Mỹ, Uy-li-am Ăng-đan đã lột tả tham vọng của các thế lực bảo thủ mới ở Mỹ là xây dựng cái mà họ gọi là “Thế kỷ Mỹ” trong thế kỷ XXI.
Hội nghị Cộng tác viên khu vực phía Bắc năm 2011  (17/05/2011)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Mê-ra Ku-ma  (17/05/2011)
Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (17/05/2011)
Khánh thành cột mốc biên giới Việt - Lào tại cửa khẩu La Lay (Quảng Trị) và La Lay (Sa-La-van)  (17/05/2011)
IMF chỉ định Quyền Tổng Giám đốc  (17/05/2011)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên