Học và làm theo Bác góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
TCCS - Kế thừa và phát huy những kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong Hồ Chí Minh trong những năm qua, các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII và các nghị quyết Hội nghị Trung ương.
Những kết quả tích cực
Đảng bộ thành phố Hà Nội đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội và các nghị quyết hội nghị Trung ương; nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, XII); triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 (khóa XIII) về “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô; đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên, nền nếp, tự giác trong sinh hoạt chi bộ và công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp, cơ quan, đơn vị.
Những kinh nghiệm, kết quả đạt được bước đầu trong thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, kinh tế - xã hội có bước phát triển. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) phục hồi và tăng trưởng mạnh, năm sau tăng hơn năm trước và tăng hơn mức tăng trưởng chung của cả nước. GRDP năm 2022 tăng 8,89%, (cả nước tăng 8,02%), với quy mô GRDP của Hà Nội khoảng 1.200 nghìn tỷ đồng (tương ứng 50 tỷ USD). Trong quý I-2023, GRDP của Hà Nội tăng 5,08%, (cả nước tăng 3,32%) và đứng vị trí thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 32/63 địa phương; thu ngân sách đạt 39,3 % dự toán năm. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý I-2023 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 158,7 triệu USD.
Thực hiện điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; trình và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục mở rộng diện tích cây xanh; bảo đảm chiếu sáng và vệ sinh môi trường; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực; triển khai quyết liệt Chỉ thị số 13-CT/TU của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội và Chỉ thị số 14-CT/TU của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội chủ trương xây dựng nông thôn mới hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, mang đặc trưng riêng của Thủ đô. Nông thôn Thủ đô đã và đang khơi gợi sức sống mới, năng động và ngày một văn minh hơn. Đến nay, thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ vững; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được cải thiện; an toàn thực phẩm được tăng cường; dịch bệnh trên người được kiểm soát. An sinh xã hội được bảo đảm, các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.
Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội. Bảo đảm an ninh, an toàn các ngày lễ, tết và sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn. Quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được Quốc hội thông qua. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô và các tỉnh trong Vùng Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra.
Những bài học kinh nghiệm quý báu
Nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo, cụ thể hóa, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung Kết luận số 01-KL/TW gắn với việc thực hiện Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm.
Thành ủy đã Ban hành Kế hoạch số 39-KH/TU, ngày 21-9-2021, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 31-5-2021, về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo; Quy định về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định về luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố; Quy định đánh giá, xếp loại hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị thành phố; Quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng khác của thành phố Hà Nội. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố rà soát, bổ sung các quy chế, quy định đáp ứng yêu cầu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ quan nhà nước thuộc thành phố.
Đề cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp, Thành ủy ban hành Quy chế làm việc số 05-QC/TU, ngày 15-6-2022 và chỉ đạo các cấp ủy rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy trình công tác. Yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên; trước hết các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, bí thư cấp ủy, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị các cấp xây dựng kế hoạch cá nhân, gương mẫu trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, quần chúng noi theo với tinh thần “trên trước, dưới sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Đảng bộ thành phố đẩy mạnh đổi mới nội dung, hình thức học tập, tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và mạng xã hội, trang, cổng thông tin điện tử của các ban, ngành, địa phương; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phim phóng sự tuyên truyền; biên soạn, xuất bản sách về các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các ngành, địa phương, đơn vị trong xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề học tập và làm theo Bác. Hằng năm, căn cứ vào chuyên đề toàn khóa, chủ đề công tác năm của thành phố, các địa phương, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của đơn vị mình với hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo như: tổ chức học tập chuyên đề bằng hình thức sân khấu hóa; tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phát trực tiếp trên sóng đài phát thanh của địa phương để nhân dân cùng theo dõi... Chú trọng phát hiện, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiêu biểu, mô hình hay cách làm sáng tạo, nhằm ghi nhận và động viên cán bộ, đảng viên, đồng bào và chiến sĩ Thủ đô tiếp tục hăng hái học tập và làm theo Bác với kết quả ngày càng tốt hơn. Hằng năm trên địa bàn thành phố đã có hàng ngàn tấm gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng gương “Người tốt - Việc tốt”, vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”.
Song song với đó, tăng cường đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội. Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023. Ban hành Kế hoạch về tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, lan tỏa nội dung cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát huy hiệu quả vai trò của các cơ quan báo chí, sử dụng hiệu quả các trang mạng xã hội facebook, zalo, fanpage. Mỗi năm các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố đăng tải hàng ngàn bài viết về gương người tốt việc tốt, kết quả học tập và làm theo Bác, các mô hình hay, việc làm tốt thu hút hàng ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ.
Thành ủy Hà Nội cũng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp. Hằng năm, cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp mình. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, việc thực hiện quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, những điều đảng viên không được làm, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chức trách được giao, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm như: công tác cán bộ, quản lý kinh tế, xây dựng, quản lý đất đai... Việc xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân có vi phạm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của tổ chức đảng, đảng viên về trách nhiệm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trách nhiệm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Các cuộc kiểm tra khi kết luận bảo đảm khách quan chính xác, chỉ rõ khuyết điểm, sai phạm của đảng viên và tổ chức đảng, những trường hợp có khuyết điểm, sai phạm đều phải kiểm điểm nghiêm túc để rút kinh nghiệm hoặc xem xét xử lý kỷ luật nghiêm minh, từ đó đã có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục cán bộ, đảng viên giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn đảng của Đảng. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm./.
Hà Nội: Đổi mới công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng  (25/11/2023)
Hà Nội tích cực thực hiện công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số  (25/11/2023)
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chuyển mình hội nhập  (23/11/2023)
Đảng bộ thành phố Hà Nội tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên  (23/11/2023)
Hà Nội phát triển văn hóa, hội nhập quốc tế  (21/11/2023)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm