Petrovietnam tham gia vào việc bình ổn thị trường xăng dầu
TCCS - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là trụ cột trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm cho sự ổn định của các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dân sinh. Ở Petrovietnam, an ninh năng lượng được hình thành từ khâu nền tảng là thăm dò, khai thác đến chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí. Trong bối cảnh thị trường xăng, dầu trong nước gặp nhiều biến động, Petrovietnam và các đơn vị thành viên càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc bình ổn thị trường.
Trong nhiều cuộc họp gần đây với lãnh đạo các đơn vị thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng luôn nhấn mạnh vai trò bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia của Tập đoàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong buổi làm việc với Petrovietnam, tháng 9-2022: “Mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất là Petrovietnam không để thiếu năng lượng, nhất là xăng, dầu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, theo đúng tinh thần “năng lượng cho phát triển””.
Trong thời gian qua, Petrovietnam đã làm tốt công tác đánh giá, dự báo thị trường năng lượng thế giới và trong nước để trên cơ sở đó xác định rõ vị trí, vai trò của Petrovietnam trong việc bảo đảm an ninh năng lượng cho phát triển đất nước; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Petrovietnam cũng đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thị trường năng lượng có nhiều biến động.
Trong bối cảnh các mỏ dầu ở Việt Nam đang suy giảm sản lượng một cách nghiêm trọng, việc duy trì khai thác và tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định là một sự nỗ lực của Petrovietnam. Khai thác dầu thô trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,15 triệu tấn, vượt 23% kế hoạch 9 tháng và bằng 93% kế hoạch năm 2022, bằng mức thực hiện cùng kỳ năm 2021. Để có thể thực hiện việc này, Petrovietnam phải bảo đảm duy trì nhịp độ khai thác, đặc biệt là ở các mỏ khai thác chủ lực; công tác quản trị sản lượng, các giải pháp kỹ thuật được áp dụng liên tục, đồng bộ và kịp thời.
Ở khâu trung nguồn và thượng nguồn, các đơn vị thành viên của Petrovietnam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Thời điểm bão Noru đổ bộ cuối tháng 9 vừa qua, sau khi thực hiện hàng loạt biện pháp chủ động phòng chống bão, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất vẫn vững vàng hoạt động trên công suất thiết kế. Cụ thể là ở mức 107%. Bởi trong bối cảnh thị trường xăng dầu trong nước gặp nhiều biến động, với vai trò đảm bảo hơn 30% nhu cầu xăng dầu, những người thợ lọc dầu Dung Quất không thể cho mình quyền được nghỉ ngơi.
Không phải đến thời điểm hiện tại, khi thị trường xăng dầu gặp nhiều biến động, nguồn cung bị hạn chế, NMLD Dung Quất mới hoạt động trên công suất thiết kế. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh 9 tháng năm 2022 và kế hoạch năm 2023; Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2022, NMLD Dung Quất đạt công suất vận hành trung bình 105%, sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn sản phẩm các loại, đạt 106% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm 2022. Tổng sản lượng tiêu thụ hơn 5 triệu tấn sản phẩm các loại, đạt 106% kế hoạch 9 tháng và đạt 78% kế hoạch năm. Thời điểm từ tháng 3 đến tháng 6, Dung Quất hoạt động ở mức 108% công suất thiết kế.
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. 9 tháng đầu năm 2022, BSR đã xuất bán hơn 5,8 triệu m3 xăng dầu. Tồn kho của NMLD Dung Quất thời gian qua và hiện nay thường xuyên duy trì ở mức thấp từ 20-35%. BSR đã đẩy nhanh công tác bán hàng, xuất hàng bằng việc cấp tối đa theo hợp đồng, cấp cộng, giao sớm hàng để hỗ trợ các đầu mối bình ổn thị trường xăng dầu theo chỉ đạo của Chính phủ. Bên cạnh sản lượng theo hợp đồng đã ký vào đầu năm, nhằm góp phần ổn định nguồn xăng dầu trong nước, BSR cũng đã bổ sung khối lượng theo hợp đồng dài hạn cho các khách hàng đầu mối trong giai đoạn nguồn cung xăng dầu bị thiếu hụt.
Ở mảng phân phối, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cũng cố gắng phân phối, cung ứng lượng xăng dầu hết mức để góp phần bình ổn thị trường. Trong những ngày đầu tháng 10, khi thị trường xăng dầu trong nước biến động mạnh, PVOIL đã đã cung cấp cho các đơn vị trong hệ thống trên toàn quốc vượt 7% so với kế hoạch, riêng xăng vượt 16%. Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nơi xảy ra biến động mạnh buộc PVOIL cung cấp cho các đầu mối vượt mức 28% so với kế hoạch và riêng mặt hàng xăng vượt 35%.
Bên cạnh đó, PVOIL cũng đã chỉ đạo cho các đơn vị thành viên bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là Công ty Cổ phần Xăng dầu khí Sài Gòn (PVOIL Sài Gòn) và Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (TIMEXCO) tăng cường tối đa bán hàng thông qua 21 cây xăng để phục vụ nhu cầu gia tăng đột biến của lượng khách hàng trong thời điểm hiện tại. Những ngày đầu tháng 10, sản lượng bán lẻ của PVOIL Sài Gòn và TIMEXCO đều tăng so với bình thường (xăng tăng 30%, dầu DO tăng 10%). Với hệ thống 648 cửa hàng xăng dầu trong toàn hệ thống, PVOIL góp phần quan trọng bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Với vị thế của Petrovietnam, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng luôn trăn trở, yêu cầu các đơn vị trong toàn Tập đoàn: “Trong bối cảnh thị trường xăng, dầu trong nước gặp nhiều biến động, Petrovietnam và các đơn vị thành viên càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc bình ổn thị trường”. Đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng khẳng định, Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế đất nước. Trong đó có yếu tố bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng tính tự chủ cho nền kinh tế. Trong bối cảnh bất định của kinh tế thế giới, của thị trường trong và ngoài nước, Petrovietnam càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước./.
Niềm vui nhân ngày Doanh nhân Việt Nam  (12/10/2022)
Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành an toàn, ổn định ngay trong bão Noru  (28/09/2022)
Cần có quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí  (22/09/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển