Công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam
Quang cảnh Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đặng Huy Cường, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Cà Mau… Về phía PVN có các đồng chí Thành viên HĐTV, các Phó Tổng giám đốc, lãnh đạo các ban chuyên môn, đại diện Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas).
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam để thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, Chính phủ nêu ra một số quan điểm chủ đạo như phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính.
Với nguyên tắc phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp khí thông qua việc phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước, triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.
Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khi trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG. Mặt khác, cần đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế.
Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đặng Huy Cường phát biểu.
Thay mặt Bộ Công Thương, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đặng Huy Cường đã công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Tổng cục trưởng Đặng Huy Cường nhấn mạnh, PVN đang rất trăn trở với sự phát triển công nghiệp khí khi nghiên cứu, đánh giá khá kỹ càng những vấn đề triển khai quy hoạch trong thực tiễn và có nhiều kiến nghị, đề xuất rất xác đáng. Đây cũng là định hướng mà Chính phủ đề ra khi nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để từng bước chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam, cơ chế kinh doanh khí theo hướng thị trường khí tự do, hội nhập với thị trường khí trong khu vực, thế giới. Phát triển thị trường tiêu thụ khí theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước và thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas nêu ra những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp triển khai thực hiện các dự án hạ tầng công nghiệp khí như tổ chức quản lý doanh nghiệp, phát triển nguồn lực, đầu tư, tài chính, thị trường và công nghệ. Là đơn vị đang trực tiếp sản suất kinh doanh khí tại Việt Nam, PV Gas đã đưa ra một số vấn đề cần thực hiện ngay để phát triển ngành công nghiệp khí như dự báo cung – cầu về thị trường khí, kiện toàn cơ sở hạ tầng cung cấp khí, nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách cho giá khí và quản lý đầu tư xây dựng các dự án khí theo mô hình quản lý chuỗi dự án, nhanh chóng phân cấp đầu tư, quản lý đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Kho cảng Thị Vải.
Phát biểu tại Hội nghị, Thành viên HĐTV PVN Phan Ngọc Trung đã đưa ra quan điểm nên xem xét phát triển công nghiệp khí theo “chiều sâu”, có nghĩa là nên tăng cường đầu tư khâu chế biến khí theo hướng càng sâu càng tốt. Ông cũng cho rằng khai thác chế biến khí sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, sản xuất nhiều sản phẩm có lợi cho nền kinh tế đất nước và phù hợp với việc khai thác đối với quy mô các mỏ khí tại Việt Nam.
Quan
điểm phát triển của Quy hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực
công nghiệp Khí trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2035 gắn liền với chiến lược và quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu
sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí
nhà kính. Việc phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp Khí được
liên kết với phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc
tế; trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên
trong nước; triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song
song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các
nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu
thụ. Đặc biệt chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận
chuyển, xử lý khi trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ
tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống
kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG; Đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí
thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí
và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế.
Nền công nghiệp Khí
Việt Nam sẽ được tập trung đầu tư để hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các
khâu, từ khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân
phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí; đảm bảo thu gom 100% sản lượng
khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam.
Phấn đấu sản lượng khai thác khí cả nước giai đoạn 2016 - 2035 như sau:
Giai đoạn 2016 - 2020: Sản lượng khai thác khí đạt 10 - 11 tỷ m3/năm;
Giai đoạn 2021 - 2025: Sản lượng khai thác khí đạt 13 - 19 tỷ m3/năm;
Giai đoạn 2026 - 2035: Sản lượng khai thác khí đạt 17 - 21 tỷ m3/năm.
Về
nhập khẩu, phân phối LNG, Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, tìm kiếm thị
trường và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kho cảng để sẵn
sàng tiếp nhận, nhập khẩu LNG với mục tiêu cho từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2021 - 2025 đạt 1 - 4 tỷ m3/năm;
Giai đoạn 2026 - 2035 đạt 6 - 10 tỷ m3/năm.
Về
phát triển thị trường tiêu thụ khí, nước ta sẽ tiếp tục phát triển thị
trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG nhập khẩu)
với tỷ trọng khoảng 70 - 80% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên
liệu khí đầu vào để sản xuất điện.
Ngoài ra, Việt Nam cũng định hướng
phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí
thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các
nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong
nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu. Tiếp tục duy trì và
mở rộng hệ thống phân phối khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp, giao
thông vận tải, sinh hoạt đô thị nhằm mục đích bảo vệ môi trường và nâng
cao giá trị sử dụng của khí. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối khí
thấp áp và hệ thống phân phối khí nén thiên nhiên (CNG) làm tiền đề để
phát triển hệ thống phân phối khí cung cấp cho giao thông vận tải. Phấn
đấu phát triển thị trường khí với quy mô:
Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11 - 15 tỷ m3/năm;
Giai đoạn 2021 - 2025 đạt 13 - 27 tỷ m3/năm;
Giai đoạn 2026 - 2035 đạt 23 - 31 tỷ m3/năm.
Để
hoàn thiện cơ sở hạ tầng tồn trữ, kinh doanh, phân phối khí dầu mỏ hóa
lỏng (LPG), cần mở rộng công suất các kho LPG hiện hữu kết hợp với xây
dựng các kho LPG mới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước với quy mô
khoảng 3,5 - 4,0 triệu tấn/năm vào năm 2025 và đạt quy mô khoảng 4,5 -
5,0 triệu tấn/năm vào năm 2035, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dự trữ tối thiểu
đạt trên 15 ngày cung cấp. Phấn đấu đáp ứng 70% thị phần LPG toàn quốc.
Đối
với khu vực Bắc Bộ, định hướng phát triển của Quy hoạch sẽ nghiên cứu
các giải pháp, đẩy mạnh việc thu gom khí từ các mỏ nhỏ, nằm phân tán
trong khu vực nhằm tăng cường khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ
công nghiệp khu vực Bắc Bộ, từng bước nghiên cứu, triển khai xây dựng cơ
sở hạ tầng nhập khẩu LNG để duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ
tiêu thụ công nghiệp khi nguồn khí khu vực Bắc Bộ suy giảm, phát triển
các nhà máy điện sử dụng LNG theo Quy hoạch điện lực quốc gia đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với khu vực Trung Bộ, sẽ tích cực
đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận
chuyển, xử lý khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh để cung cấp cho các nhà máy điện
sử dụng khí thuộc khu vực Trung Bộ theo Quy hoạch điện lực quốc gia đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển công nghiệp hóa dầu sử
dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu khí cho các
nhà máy điện. Phát triển hệ thống phân phối khí thấp áp, sản xuất
CNG/LNG quy mô nhỏ cấp cho các hộ tiêu thụ công nghiệp trong khu vực.
Từng bước nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nhập khẩu, phân
phối LNG khi nguồn khí trong khu vực suy giảm và trong trường hợp xuất
hiện thêm các hộ tiêu thụ mới.
Đối với khu vực Đông Nam Bộ, hoàn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển các mỏ khí tiềm năng
nhằm duy trì nguồn khí cung cấp cho các hộ tiêu thụ hiện hữu, đẩy mạnh
công tác tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ để đảm bảo duy trì đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ khí trong khu vực. Triển khai xây dựng hệ thống kho, cảng
nhập khẩu LNG để bổ sung cho nguồn khí trong nước suy giảm và cung cấp
cho các nhà máy điện theo Quy hoạch điện lực quốc gia đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Đối với khu vực Tây Nam Bộ, cần hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển khí từ Lô B & 48/95, 52/97 và các
mỏ nhỏ khu vực Tây Nam (Khánh Mỹ, Đầm Dơi, Nam Du, U Minh,...) để cung
cấp cho các Trung tâm điện lực mới theo Quy hoạch điện lực quốc gia được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bổ sung cho các hộ tiêu thụ hiện hữu khu
vực Tây Nam Bộ. Xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG để duy trì khả
năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ, phát triển các nhà máy điện sử dụng
LNG mới.
Việc quy hoạch ngành còn xác định xây dựng hệ thống cơ chế
chính sách để từng bước chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí
Việt Nam, cơ chế kinh doanh khí theo hướng thị trường khí tự do, hội
nhập với thị trường khí trong khu vực, thế giới. Việc thát triển thị
trường tiêu thụ khí sẽ được định hướng theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài
tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn
đến hạ nguồn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước và
thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Thủ tướng đã giao Bộ Công
Thương chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm
2035, trước mắt cần tập trung triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư
trong giai đoạn đến năm 2025 được nêu trong Quy hoạch; Chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về
dầu khí để có đề xuất với Chính phủ các nội dung sửa đổi phù hợp, tạo
điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp khí Việt Nam phát triển; Chủ
trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban
hành chính sách giá khí hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước và
doanh nghiệp, người dân và giữa các doanh nghiệp với nhau làm tiền đề
để phát triển mạnh mẽ hơn nữa công nghiệp khí Việt Nam.
Kết luận hội nghị, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã yêu cầu các ban chuyên môn PVN, Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas khẩn trương tập hợp các kiến nghị, đề xuất triển khai công tác dự báo thị trường khí, đánh giá rủi ro khi thực hiện đầu tư các dự án. Đồng thời, tập trung thực hiện 3 khâu quan trọng là đảm bảo nguồn cung khí, đảm bảo hệ thống hạ tầng và nghiên cứu sâu về thị trường (hệ thống khách hàng, giá khí). Tiếp theo cần xây dựng tiến độ triển khai cụ thể các nhiệm vụ nêu trên nhất là điều kiện để đưa quy hoạch trên vào thực tiễn phải có những cơ chế chính sách về đầu tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, lĩnh vực đặc thù mới như chế biến LNG để thực hiện quy hoạch thành công./.
Tỉnh Bình Phước tổ chức Hội thảo: “Giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử”  (29/07/2017)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội  (28/07/2017)
Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam  (28/07/2017)
Đề nghị các bên tôn trọng quyền hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông  (28/07/2017)
Đề nghị điều tra vụ Hải quân Indonesia bắn vào tàu cá Việt Nam  (28/07/2017)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên