Nhiều “chữ”, mà ít... “nghĩa”!
Trong thời gian gần đây, công tác cán bộ được Đảng ta đặc biệt quan tâm, vì thế, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ cấp chiến lược ngày càng được nâng cao. Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta có được đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, khá toàn diện về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học... như hiện nay. Xuất hiện ngày càng nhiều cán bộ trẻ, năng động, đầy triển vọng phát triển, có học hàm, học vị cao, sớm được quy hoạch vào các chức danh chủ chốt, được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, có trình độ lý luận chính trị cao cấp, nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... với rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ theo yêu cầu. Nhìn chung, đó là tín hiệu tích cực, điều đáng mừng; nhưng không phải là không có mặt trái.
Nói theo ngôn ngữ dân gian, những cán bộ nhiều bằng cấp, chức danh, học vị cao là những người có nhiều... “chữ” đấy!
Song, thực tế cho thấy, trong số cán bộ lãnh đạo, có một vài vị tuy nhiều “chữ”, nhiều bằng cấp thật, nhưng trong đời sống và công tác, họ lại tỏ ra là người sống quá ít tình, ít nghĩa!
Trong công việc, bộ phận cán bộ này chỉ chăm chăm tìm cách nịnh nọt, lấy lòng cấp trên, còn ở cơ quan thì tuy không đến mức “quát nạt” cấp dưới, nhưng trong thâm tâm, họ luôn tự coi mình như “quan phụ mẫu”, chẳng coi ai ra gì.
Có vị thì chỉ... “tình nghĩa” với mỗi... sếp thôi, luôn “chăm sóc” cấp trên cực kỳ nhiệt tình, chu đáo, gọi dạ, bảo vâng, còn đối với người khác trong cơ quan, đơn vị thì không mấy khi quan tâm, thậm chí còn tỏ ra lạnh nhạt!
Có nơi, có lãnh đạo sống theo kiểu “thực dụng chủ nghĩa”, chỉ biết việc mình, cứ khi có việc gì khó thì nhờ vả đồng nghiệp, cán bộ dưới quyền, ra bộ tình cảm “anh anh em em” ngọt xớt, nhưng xong việc rồi thì... quên luôn; “qua cầu, rút ván” ngay, chẳng bao giờ quan tâm, tạo điều kiện cho anh em cấp dưới thăng tiến, vì lo sợ một số người tài giỏi trong cơ quan có thể phát triển... bằng mình!
Có vị vô cùng nhiều “chữ”, rao giảng làu làu “như cháo chảy” về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về đạo đức cách mạng, về “tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau”, nhưng lại luôn tìm cách kéo bè, kéo cánh, sống “cạn tàu, ráo máng”, triệt hạ người có tài đức bằng đủ mọi mưu kế của... “kẻ có chữ”, đến mức một người bình thường chắc không bao giờ có thể hình dung nổi.
Thậm chí, một số cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược còn có những hành vi vô cùng phản cảm, đáng lên án, đó là “bất nhân, bất nghĩa” với nhân dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, nỗi đau của nhân dân, mà các đại án vừa qua đã phơi bày chân tướng, ví dụ như vụ Việt Á, vụ “chuyến bay giải cứu”... - những vụ việc điển hình, gây bức xúc dư luận.
Trong số cán bộ cấp cao, thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bị kỷ luật thời gian qua, nhiều vị có trình độ cao, thậm chí rất cao, chắc hẳn là người có nhiều “chữ”, nhưng khi có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng thì rõ ràng, họ là những cán bộ sống “vô ơn, bội nghĩa” với Đảng, với nhân dân.
Thì ra, người có nhiều “chữ” không đồng nghĩa và không phải lúc nào cũng là người có nhiều “nghĩa” đâu!
Những cán bộ ấy đã quên lời dạy sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn nhớ, khi làm việc với đội ngũ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, ngày 17 tháng 6 năm 1968, về việc xuất bản cuốn sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền, nêu gương những nhân tố tích cực, những cách ứng xử đúng đắn, đối đãi với nhau chân tình, Người đã căn dặn: Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin được. Lời căn dặn ấy của Bác càng ngẫm lại càng thấy thấm thía và còn vẹn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay.
Thiết nghĩ, Đảng cần có biện pháp cụ thể, hữu hiệu hơn nữa để có thể “khoanh vùng”, nhận diện rõ những đối tượng nhiều “chữ”, nhưng bội nghĩa này - “những con sâu làm rầu nồi canh” - kiên quyết sàng lọc, loại bỏ khỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý càng sớm càng tốt để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự “là đạo đức, là văn minh”; và cũng chỉ có như thế, Đảng ta mới có đủ uy tín, phẩm cách và năng lực để lãnh đạo đất nước phát triển, thực hiện được mục tiêu, khát vọng đã đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng và niềm tin của nhân dân./.
Thái độ, trình độ, hay... đức độ?  (07/09/2023)
Hãy biết trân quý thời gian của dân, của nước  (29/07/2023)
Chỉ tiêu cho đủ, cho có, cho đẹp  (30/05/2023)
Tuýt còi những kiểu “đá bóng” trong công sở  (30/04/2023)
“Của nhà trồng được”!  (11/04/2023)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay