Hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa và đối ngoại, ngoại giao - Giá trị lý luận, thực tiễn đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân
TCCS - Ngày 28-6-2024, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp tổ chức Tọa đàm Khoa học “Hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa và đối ngoại, ngoại giao - Giá trị lý luận, thực tiễn đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân”.
Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an và PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật chủ trì tọa đàm.
Dự tọa đàm có PGS, TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và các nhà khoa học.
Về phía Bộ Công an, có các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ; dự tọa đàm trực tuyến có đại diện đảng ủy, ban giám đốc công an các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo các phòng, công an cấp huyện, đại diện lãnh đạo đơn vị trực thuộc bộ có trụ sở trên địa bàn.
Phát biểu giới thiệu nội dung hai cuốn sách, PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết, cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó bài viết sớm nhất là năm 1968. Cuốn sách gồm ba phần: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững” và “Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống”.
Nội dung cuốn sách thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Cuốn sách cũng tuyển chọn hơn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa; các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong ngành văn hóa; các buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức trên mọi miền Tổ quốc.
Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyển chọn những bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại, ngoại giao, thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, về những kết quả, thành tựu đạt được và đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong thời gian tới. Nội dung cuốn sách gồm ba phần: “Vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Đối ngoại Việt Nam vì độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, “Dấu ấn đối ngoại, ngoại giao”.
Tại tọa đàm, với sự tâm huyết và trách nhiệm cao, các đại biểu và các nhà khoa học đã tập trung tham luận, thảo luận làm rõ ý nghĩa, nội dung hai cuốn sách và thống nhất cao một số vấn đề sau:
Một là, hai tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa và đối ngoại đã hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.
Hai là, các tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa và đối ngoại; đồng thời gợi mở nhiều vấn đề để các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên, nhân dân xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.
Ba là, hai tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư có ý nghĩa to lớn, là định hướng, quan điểm chỉ đạo quan trọng đối với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Phát biểu và kết luận tọa đàm, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, tọa đàm đã hoàn thành các nội dung đề ra và thành công tốt đẹp. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu, lực lượng công an nhân dân cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xây dựng và phát triển văn hóa công an nhân dân liêm chính, mẫu mực, vì nhân dân phục vụ, hạt nhân là xây dựng và thực hành văn hóa công an nhân dân với những giá trị quý báu: Văn hóa chính trị “tuyệt đối trung thành”, “bản lĩnh”, “đoàn kết”; văn hóa công vụ “tận tụy”, “tận tâm”, “liêm khiết”; văn hóa ứng xử “vì nhân dân phục vụ”; mang đậm tính nhân văn; có ý nghĩa định hướng quan trọng trong thực tiễn công tác chiến đấu và sinh hoạt.
Thứ hai, công an các đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước. Tiếp tục củng cố, mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác liên quan công tác công an với các nước và các tổ chức quốc tế, từng bước đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường hoạt động trên các diễn đàn đa phương liên quan đến công tác an ninh, trật tự ở khu vực và trên thế giới; chủ động phối hợp với các đối tác tham gia giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mang tính quốc tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương, từng cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.
Thứ tư, tiếp tục phát huy vai trò của văn hóa và đối ngoại, ngoại giao trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa, nhất là trong các tôn giáo, trong đồng bào các dân tộc thiểu số; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả biện pháp ngoại giao trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Công an với các ban, bộ, ngành liên quan nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến đề nghị, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung chỉ đạo tổ chức thật tốt sinh hoạt chuyên đề về nội dung các tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư. Từ đó, xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”./.
Lễ ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (22/06/2024)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt  (13/06/2024)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc làm việc của lãnh đạo chủ chốt  (18/05/2024)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển