Hợp tác phát triển giữa các địa phương Việt Nam và Trung Quốc
Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố lần thứ VIII: Thống nhất 6 nội dung hợp tác
Tại hội nghị, 5 tỉnh, thành phố thống nhất tiếp tục thúc đẩy giao lưu, trao đổi đoàn các cấp, các ngành và doanh nghiệp; tăng cường tham gia các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch và các lễ hội truyền thống; tập trung triển khai đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ kết nối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; đề xuất báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành hai nước những vấn đề vượt quá thẩm quyền nhằm thúc đẩy hợp tác các bên.
Các bên sẽ nỗ lực thực hiện tốt các nhận thức chung đạt được và Hiệp định Chính phủ hai nước đã ký, thúc đẩy thực hiện hợp tác vận tải hành khách, hàng hóa trực tiếp từ điểm Côn Minh đến điểm Hải Phòng. Các địa phương kiến nghị Chính phủ hai nước sớm cho phép nghiên cứu thúc đẩy mở tuyến vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ quốc tế từ Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; cùng với đó là nghiên cứu đầu tư các hạng mục kết nối giao thông, gồm: xây dựng tuyến đường sắt (khổ tiêu chuẩn) Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối tuyến đường sắt khổ lồng 1.435mm/1.000mm từ ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Bắc Hà Khẩu (Trung Quốc); nghiên cứu cải tạo các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Hải Phòng.
5 tỉnh, thành phố cũng khuyến khích các hãng hàng không hai bên nghiên cứu và xin phép Chính phủ hai nước mở tuyến đường hàng không vận chuyển hành khách và hàng hóa từ (Cát Bi) Hải Phòng - (Trường Thủy) Côn Minh và (Vân Đồn) Quảng Ninh - (Trường Thủy) Côn Minh...
5 tỉnh, thành phố thống nhất thúc đẩy thương mại song phương bền vững, tiếp tục phát triển, mở rộng xuất nhập khẩu các sản phẩm hai bên có thế mạnh, nhất là nông, lâm, thủy sản; tăng tổng lượng các loại hàng hóa truyền thống và sản phẩm hàng hóa đặc sắc; tích cực triển khai hợp tác thương mại điện tử, sử dụng hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Về hợp tác giáo dục, y tế, du lịch, các trường Đại học và cơ sở giáo dục của 3 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hải Phòng, Vân Nam tiếp tục duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, luân phiên tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao giữa học sinh, sinh viên của hai bên, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa các địa phương.
Các tỉnh, thành phố tập trung trao đổi kinh nghiệm kết nối, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, hoạt động du lịch, trong đó có sự kiện "Năm Du lịch quốc gia 2018" tổ chức tại Quảng Ninh, Hội chợ Nam Á lần thứ 5...; hình thành các nhóm liên minh kích cầu để xây dựng các tua du lịch giữa Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lào Cai - Vân Nam. Bên cạnh đó là thúc đẩy xây dựng quan hệ hợp tác giữa ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại sẽ hỗ trợ đắc lực cho cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung; phát triển ngành logistics qua biên giới hình thành sự đối lưu sản phẩm song phương.
Tại Hội nghị, các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp của 5 tỉnh, thành phố cũng đã ký văn bản hợp tác về lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử và du lịch.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Vương Thụ Phân chia sẻ, thời gian qua, hai nước Việt - Trung đã đạt được nhiều thành tựu trong quan hệ hợp tác, giao lưu. Sau hội nghị lần này sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ và thế mạnh của các địa phương, đề xuất các biện pháp nhằm triển khai hiệu quả các Thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, nhất là kết quả đạt được trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua, trong đó có nội dung về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "hai hàng lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", thiết thực triển khai hợp tác trong khuôn khổ hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Cao Bằng thúc đẩy hợp tác với Quảng Tây, Trung Quốc
Ngày 21-11, Tỉnh đoàn Cao Bằng tổ chức hội đàm với Đoàn đại biểu thanh niên, doanh nhân thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc do bà Đường Ngọc Linh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc làm Trưởng đoàn.
Tại hội đàm, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống hợp tác, hữu nghị giữa hai tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với chính quyền thành phố Sùng Tả, huyện Bách Sắc và các huyện biên giới thuộc Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp các tỉnh, thành phố tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển thị trường. Qua đó, quan hệ hợp tác về thương mại, mậu dịch, dịch vụ du lịch... giữa tỉnh Cao Bằng và thành phố Sùng Tả không ngừng được mở rộng.
Tỉnh Cao Bằng luôn chủ động rà soát, xây dựng và vận dụng cơ chế, chính sách để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với các lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; các thỏa thuận đã ký kết giữa tỉnh với đối tác Trung Quốc. Tỉnh cũng đẩy mạnh tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại; xây dựng cơ chế thích hợp để thu hút các nguồn vốn cho hoạt động kinh tế đối ngoại; xây dựng cơ chế quản lý, thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa để bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỉnh đặc biệt chú trọng phát triển thương mại biên giới, phát triển đồng bộ dịch vụ tại các khu kinh tế cửa khẩu Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Tà Lùng (Phục Hòa) Sóc Giang (Hà Quảng) và các cặp chợ biên giới...
Tại hội đàm, Tỉnh đoàn Cao Bằng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh kinh tế của tỉnh; mời gọi các đối tác phía bạn hợp tác, đầu tư vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, du lịch, chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ, thương mại; đồng thời bày tỏ mong muốn thanh niên hai bên sẽ ngày càng có nhiều hoạt động giao lưu, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị. Qua đó, các doanh nghiệp hai bên cùng hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa, góp phần xây dựng biên giới đoàn kết, ổn định, thịnh vượng.
Phát biểu tại hội đàm, bà Đường Ngọc Linh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đánh giá cao mối quan hệ, tương lai thương mại 2 bên. Theo bà, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất và chiếm hơn 50% lượng hàng xuất khẩu của tỉnh Quảng Tây. 9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Tây với Việt Nam đạt trên 80 tỷ Nhân dân tệ, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh Quảng Tây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch hoang sơ gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hy vọng tỉnh Cao Bằng sẽ đẩy mạnh hợp tác với Quảng Tây về du lịch văn hóa, nông nghiệp, thương mại…
Tại hội đàm, đại diện các doanh nghiệp 2 bên cùng thảo luận, phát biểu ý kiến về các nội dung hợp tác phát triển. Hai bên cùng nhất trí sẽ hợp tác về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sinh thái công, du lịch, vận tải...; ký Biên bản hội đàm về thúc đẩy triển khai hiệu quả các nội dung giao lưu hữu nghị thanh niên, doanh nhân tỉnh Cao Bằng và thành phố Sùng Tả.
Khai trương tuyến vận tải đường sắt Hà Nội - Giang Tây
Dịch vụ vận tải đường sắt giữa thành phố Nam Xương, thủ phủ của tỉnh Giang Tây, nằm ở phía Đông Nam Trung Quốc, và thành phố Hà Nội vừa chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 22-11-2017.
Một chuyến tàu chở linh kiện ôtô và thiết bị văn phòng đã khởi hành từ Ga Hoành Cương, thành phố Nam Xương, để đi tới Hà Nội vào sáng 22-11. Đây là chuyến tàu đầu tiên trên tuyến vận tải đường sắt Nam Xương - Hà Nội.
Tuyến đường có độ dài hơn 1.700 km, đi qua thành phố Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây để tới Việt Nam. Thời gian trên toàn tuyến sẽ vào khoảng 5 ngày, rút bớt được 15 ngày so với tuyến đường biển. Ngoài ra, chi phí vận tải cũng chỉ bằng 50% so với vận tải đường bộ. Hoạt động vận tải trên tuyến Nam Xương - Hà Nội sẽ diễn ra một cách thường xuyên kể từ năm 2018.
Theo Viện Khoa học xã hội tỉnh Giang Tây, tuyến vận tải đường sắt mới sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa các địa phương nằm sâu trong lục địa của Trung Quốc, như Giang Tây, với khu vực Đông Nam Á./.
Đắk Lắk gắn việc học tập, quán triệt, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng với nhiệm vụ chính trị địa phương  (27/11/2017)
Đắk Lắk gắn việc học tập, quán triệt, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng với nhiệm vụ chính trị địa phương  (27/11/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Singapore Haliman Yacob  (27/11/2017)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri tại các địa phương  (27/11/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hà Giang cần tái cơ cấu mạnh mẽ  (27/11/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên