Công tác bảo đảm hậu cần trong 60 ngày đêm chống Pháp ở Hà Nội
22:19, ngày 16-12-2016
TCCSĐT - Cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội mở đầu toàn quốc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp diễn ra đêm 19-12-1946. Với mục tiêu dự kiến bảo vệ Thủ đô trong thời gian 30 ngày đêm nhưng thực tế đã diễn ra gấp đôi thời gian đấy. Đây là cuộc chiến đấu “đại thắng lợi” như Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi với nhiều nhân tố làm nên cuộc chiến thần thánh, trong đó có vai trò của công tác bảo đảm hậu cần.
Từ nhân lực…
Để bảo đảm hậu cần cho các lực lượng trực tiếp chiến đấu của Hà Nội với 2,5 vạn người (chưa kể những người tham gia gián tiếp), Thành ủy và Bộ Chỉ huy mặt trận Hà Nội đã thành lập Uỷ ban binh, lương để vận động đông đảo nhân dân tham gia ngay tại địa bàn, từng khu vực tác chiến (lúc đó chưa có lực lượng chuyên trách bảo đảm hậu cần trong biên chế như hiện nay).
Đông đảo nhân dân không chỉ xung phong vào các đơn vị trực tiếp chiến đấu mà còn tự nguyện tham gia đắp chiến luỹ, đào hầm, hố, giao thông hào chiến đấu, ngăn chặn xe tăng địch; ngả cây, ngả cột điện, khiêng bàn ghế, sập tủ, giường ra đường làm chướng ngại vật; đục tường nhà nọ sang nhà kia, dùng nồi niêu, xoong chậu, rổ, rá úp xuống đường phố để nghi binh giả mìn chống tăng, cản bước tiến của quân Pháp; tham gia tổ chức lực lượng vận tải, giao liên, tiếp tế, cứu thương; chuẩn bị lương thực, thực phẩm, tổ chức nấu ăn cho bộ đội, tự vệ và công an xung phong...
Tính nhân dân của lực lượng bảo đảm hậu cần biểu hiện rõ nét trên cả 3 mặt: (1) chủ trương không tổ chức lực lượng chuyên trách nằm trong biên chế; (2) nhân dân tham gia rộng rãi bằng khả năng và tinh thần tự nguyện của mình; (3) Ủy ban binh, lương chủ yếu làm chức năng vận động và điều phối chung, việc bảo đảm cụ thể phụ thuộc vào yêu cầu của từng đơn vị trên từng địa bàn tác chiến của các liên khu... Đây là một trong những bài học quý về công tác bảo đảm hậu cần có thể vận dụng cho công tác bảo đảm hậu cần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
… đến tạo nguồn
Nguồn hậu cần có vai trò quyết định trong công tác bảo đảm. Do đó, Thành uỷ và Bộ Chỉ huy mặt trận Hà Nội đã chủ trương dựa vào hai nguồn chính là: (1) Tự chế tạo là chủ yếu, đồng thời (2) Tranh thủ mua lại vũ khí của quân Tàu Tưởng. Vì thế, ngay trong thời gian chuẩn bị chiến đấu Thành phố đã chỉ đạo chuyển các xưởng sản suất công nghiệp dân dụng như: xưởng Hoàng Văn Thụ, xưởng Tương Lai, công ty Phan Đình Phùng và công ty cơ khí tư nhân Cao Thắng... sang sản xuất chế tạo lựu đạn, bom 3 càng, hình thành các xưởng sửa chữa súng, pháo, bom mìn... còn mua sắm thì chủ yếu mua lại vũ khí của quân đội Tưởng Giới Thạch với số lượng hàng vạn vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự.
Để khắc phục khó khăn về tài chính, Thành phố phát động phong trào tuần lễ vàng, mùa đông binh sỹ được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Chỉ trong thời gian ngắn, cả thành phố đã thu được hàng nghìn lạng vàng, hàng chục tấn thóc và hàng chục triệu đồng; các hợp tác xã may quân trang, sản xuất các mặt hàng quân dụng đã ra đời. Thành phố còn có chủ trương kịp thời sơ tán các nhà máy ra ngoại thành, sớm hình thành các an toàn khu (ATK) ở ngay ngoại thành và một số tỉnh lân cận như Hà Đông, Sơn Tây... để thực hiện kế hoạch bổ sung vật chất hậu cần cho quân và dân Hà Nội chiến đấu.
Để bảo đảm y tế, Thành phố cũng chỉ đạo thành lập Ban y tế Vệ quốc đoàn Trung ương phối hợp hoạt động với Hội Hồng thập tự Hà Nội mở các lớp học y tá, cứu thương phục vụ các đơn vị vệ quốc đoàn, tự vệ và công an xung phong chiến đấu ở cả 3 liên khu của Thành phố. Có thể nói, bài học tạo nguồn hậu cần tại chỗ của quân và dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm đến nay vẫn còn mang tính thời sự trong công cuộc xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố hôm nay và cả trong tương lại.
Và phương thức bảo đảm…
Tổng kết 60 ngày đêm chiến đấu của quân và dân Thủ đô thấy nổi bật lên hai phương thức bảo đảm hậu cần chủ yếu đó là: (1) phương thức bảo đảm tại chỗ, (2) phương thức vận chuyển từ ngoại thành vào nội thành.
Về phương thức bảo đảm hậu cần tại chỗ đã được Thành uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội dự kiến và chuẩn bị từ tháng 11-1945 (tức là 13 tháng trước lúc cuộc chiến đấu bắt đầu). Những vật phẩm chủ yếu như: đạn dược, lương thực, thuốc men... nhân dân và các cơ quan, đơn vị trong nội thành đã được hướng dẫn tích trữ lương thực, thực phẩm khô đối với từng gia đình, từng đơn vị; nước cũng được đưa vào danh mục và có kế hoạch dự trữ, đối với những nơi có điều kiện phải đào giếng để chủ động trong chiến đấu dài ngày; chủ trương tiết kiệm tiêu dùng tăng cường chuẩn bị cho chiến đấu cũng được quán triệt đến toàn thể nhân dân nội thành và ngoại thành.
Về phương thức vận chuyển từ ngoại thành vào nội thành cũng được chuẩn bị chu đáo. Phòng quân nhu, quân giới ra đời ngay trong quá trình chiến đấu đã kịp thời tổ chức chỉ đạo bổ sung lương thực, thực phẩm, đạn dược cho các đơn vị chiến đấu. Ban vận tải do ủy viên thành ủy phụ trách, lương thực, thực phẩm do nhân dân cung cấp; thành lập các đội vận tải lương thực, thực phẩm vận chuyển 2 chiều, khi đi vào nội thành vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men và khi từ nội thành ra ngoại thành thì vận chuyển hàng hoá mà bên ngoài đang cần; đội vận tải vũ khí, đạn dược, cuốc xẻng... cũng vận chuyển 2 chiều, khi vào nội thành vận chuyển vũ khí, trang bị chiến đấu, khi ra vận chuyển những vũ khí hỏng không sửa chữa được tại chỗ, những nguyên vật liệu quý hiếm để cung cấp cho các xưởng tự chế vũ khí, trang bị. Lực lượng tham gia vận chuyển chủ yếu lấy từ thanh niên, dân quân ngoại thành.
Ngoài ra để bảo đảm hậu cần còn có những nội dung, phương thức rất phong phú như: nhân dân ngoại thành nhận trách nhiệm cung cấp lương thực, rau xanh, tiếp tế, cứu thương cho các lực lượng chiến đấu; giúp nhân dân nội thành tản cư, đào hầm hố, sẵn sàng đánh địch và thực hiện vườn không, nhà trống... Đó là những bài học quý có thể vận dụng cho công tác bảo đảm hậu cần trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới.
Bảy mươi năm đã trôi qua (19-12-1946 - 19-12-2016), lịch sử vàng son vẫn còn in đậm những trang truyền thống hào hùng của quân và dân Thủ đô với 60 ngày đêm chiến đấu chống thực dân Pháp. Ngày nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại hình chiến tranh, nhất là chiến tranh công nghệ cao. Tuy nhiên, quan điểm hậu cần nhân dân, hậu cần tại chỗ vẫn là bài học quý giá mà người Việt Nam hết sức tự hào./.
Để bảo đảm hậu cần cho các lực lượng trực tiếp chiến đấu của Hà Nội với 2,5 vạn người (chưa kể những người tham gia gián tiếp), Thành ủy và Bộ Chỉ huy mặt trận Hà Nội đã thành lập Uỷ ban binh, lương để vận động đông đảo nhân dân tham gia ngay tại địa bàn, từng khu vực tác chiến (lúc đó chưa có lực lượng chuyên trách bảo đảm hậu cần trong biên chế như hiện nay).
Đông đảo nhân dân không chỉ xung phong vào các đơn vị trực tiếp chiến đấu mà còn tự nguyện tham gia đắp chiến luỹ, đào hầm, hố, giao thông hào chiến đấu, ngăn chặn xe tăng địch; ngả cây, ngả cột điện, khiêng bàn ghế, sập tủ, giường ra đường làm chướng ngại vật; đục tường nhà nọ sang nhà kia, dùng nồi niêu, xoong chậu, rổ, rá úp xuống đường phố để nghi binh giả mìn chống tăng, cản bước tiến của quân Pháp; tham gia tổ chức lực lượng vận tải, giao liên, tiếp tế, cứu thương; chuẩn bị lương thực, thực phẩm, tổ chức nấu ăn cho bộ đội, tự vệ và công an xung phong...
Tính nhân dân của lực lượng bảo đảm hậu cần biểu hiện rõ nét trên cả 3 mặt: (1) chủ trương không tổ chức lực lượng chuyên trách nằm trong biên chế; (2) nhân dân tham gia rộng rãi bằng khả năng và tinh thần tự nguyện của mình; (3) Ủy ban binh, lương chủ yếu làm chức năng vận động và điều phối chung, việc bảo đảm cụ thể phụ thuộc vào yêu cầu của từng đơn vị trên từng địa bàn tác chiến của các liên khu... Đây là một trong những bài học quý về công tác bảo đảm hậu cần có thể vận dụng cho công tác bảo đảm hậu cần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
… đến tạo nguồn
Nguồn hậu cần có vai trò quyết định trong công tác bảo đảm. Do đó, Thành uỷ và Bộ Chỉ huy mặt trận Hà Nội đã chủ trương dựa vào hai nguồn chính là: (1) Tự chế tạo là chủ yếu, đồng thời (2) Tranh thủ mua lại vũ khí của quân Tàu Tưởng. Vì thế, ngay trong thời gian chuẩn bị chiến đấu Thành phố đã chỉ đạo chuyển các xưởng sản suất công nghiệp dân dụng như: xưởng Hoàng Văn Thụ, xưởng Tương Lai, công ty Phan Đình Phùng và công ty cơ khí tư nhân Cao Thắng... sang sản xuất chế tạo lựu đạn, bom 3 càng, hình thành các xưởng sửa chữa súng, pháo, bom mìn... còn mua sắm thì chủ yếu mua lại vũ khí của quân đội Tưởng Giới Thạch với số lượng hàng vạn vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự.
Để khắc phục khó khăn về tài chính, Thành phố phát động phong trào tuần lễ vàng, mùa đông binh sỹ được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Chỉ trong thời gian ngắn, cả thành phố đã thu được hàng nghìn lạng vàng, hàng chục tấn thóc và hàng chục triệu đồng; các hợp tác xã may quân trang, sản xuất các mặt hàng quân dụng đã ra đời. Thành phố còn có chủ trương kịp thời sơ tán các nhà máy ra ngoại thành, sớm hình thành các an toàn khu (ATK) ở ngay ngoại thành và một số tỉnh lân cận như Hà Đông, Sơn Tây... để thực hiện kế hoạch bổ sung vật chất hậu cần cho quân và dân Hà Nội chiến đấu.
Để bảo đảm y tế, Thành phố cũng chỉ đạo thành lập Ban y tế Vệ quốc đoàn Trung ương phối hợp hoạt động với Hội Hồng thập tự Hà Nội mở các lớp học y tá, cứu thương phục vụ các đơn vị vệ quốc đoàn, tự vệ và công an xung phong chiến đấu ở cả 3 liên khu của Thành phố. Có thể nói, bài học tạo nguồn hậu cần tại chỗ của quân và dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm đến nay vẫn còn mang tính thời sự trong công cuộc xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố hôm nay và cả trong tương lại.
Và phương thức bảo đảm…
Tổng kết 60 ngày đêm chiến đấu của quân và dân Thủ đô thấy nổi bật lên hai phương thức bảo đảm hậu cần chủ yếu đó là: (1) phương thức bảo đảm tại chỗ, (2) phương thức vận chuyển từ ngoại thành vào nội thành.
Về phương thức bảo đảm hậu cần tại chỗ đã được Thành uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội dự kiến và chuẩn bị từ tháng 11-1945 (tức là 13 tháng trước lúc cuộc chiến đấu bắt đầu). Những vật phẩm chủ yếu như: đạn dược, lương thực, thuốc men... nhân dân và các cơ quan, đơn vị trong nội thành đã được hướng dẫn tích trữ lương thực, thực phẩm khô đối với từng gia đình, từng đơn vị; nước cũng được đưa vào danh mục và có kế hoạch dự trữ, đối với những nơi có điều kiện phải đào giếng để chủ động trong chiến đấu dài ngày; chủ trương tiết kiệm tiêu dùng tăng cường chuẩn bị cho chiến đấu cũng được quán triệt đến toàn thể nhân dân nội thành và ngoại thành.
Về phương thức vận chuyển từ ngoại thành vào nội thành cũng được chuẩn bị chu đáo. Phòng quân nhu, quân giới ra đời ngay trong quá trình chiến đấu đã kịp thời tổ chức chỉ đạo bổ sung lương thực, thực phẩm, đạn dược cho các đơn vị chiến đấu. Ban vận tải do ủy viên thành ủy phụ trách, lương thực, thực phẩm do nhân dân cung cấp; thành lập các đội vận tải lương thực, thực phẩm vận chuyển 2 chiều, khi đi vào nội thành vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men và khi từ nội thành ra ngoại thành thì vận chuyển hàng hoá mà bên ngoài đang cần; đội vận tải vũ khí, đạn dược, cuốc xẻng... cũng vận chuyển 2 chiều, khi vào nội thành vận chuyển vũ khí, trang bị chiến đấu, khi ra vận chuyển những vũ khí hỏng không sửa chữa được tại chỗ, những nguyên vật liệu quý hiếm để cung cấp cho các xưởng tự chế vũ khí, trang bị. Lực lượng tham gia vận chuyển chủ yếu lấy từ thanh niên, dân quân ngoại thành.
Ngoài ra để bảo đảm hậu cần còn có những nội dung, phương thức rất phong phú như: nhân dân ngoại thành nhận trách nhiệm cung cấp lương thực, rau xanh, tiếp tế, cứu thương cho các lực lượng chiến đấu; giúp nhân dân nội thành tản cư, đào hầm hố, sẵn sàng đánh địch và thực hiện vườn không, nhà trống... Đó là những bài học quý có thể vận dụng cho công tác bảo đảm hậu cần trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới.
Bảy mươi năm đã trôi qua (19-12-1946 - 19-12-2016), lịch sử vàng son vẫn còn in đậm những trang truyền thống hào hùng của quân và dân Thủ đô với 60 ngày đêm chiến đấu chống thực dân Pháp. Ngày nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại hình chiến tranh, nhất là chiến tranh công nghệ cao. Tuy nhiên, quan điểm hậu cần nhân dân, hậu cần tại chỗ vẫn là bài học quý giá mà người Việt Nam hết sức tự hào./.
Triển lãm "Việt Nam - Con đường hội nhập quốc tế"  (16/12/2016)
Diễn đàn Mekong thường niên lần thứ 7 - năm 2016 được tổ chức thành công tại Campuchia  (16/12/2016)
Thị xã Quảng Yên tạo bước chuyển mới trong quản lý đô thị  (16/12/2016)
Tạp chí Cộng sản bàn giao 5 nhà tình nghĩa cho tỉnh Bình Thuận  (16/12/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên