Vốn đầu tư toàn xã hội ước tính đạt 322,6 nghìn tỉ đồng
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 322,6 nghìn tỉ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực nhà nước đạt 141,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 43,9% tổng số và tăng 33,4%; vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 110,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 34,1% và tăng 37,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 71 nghìn tỉ đồng, chiếm 22% và giảm 18,4%. Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước đạt thấp, ước tính chỉ đạt 50,6 nghìn tỉ đồng, bằng 35,1% so với kế hoạch năm điều chỉnh bổ sung gói kích cầu xây dựng.
Vốn đầu tư của khu vực nhà nước do trung ương quản lý đạt 16,2 nghìn tỉ đồng, bằng 28,6% kế hoạch năm, trong đó: vốn đầu tư thực hiện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 344,2 tỉ đồng, bằng 63,9% kế hoạch năm; Bộ Công Thương đạt 148,1 tỉ đồng, bằng 62,2%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 410,9 tỉ đồng, bằng 53,5%; Bộ Y tế đạt 485,6 tỉ đồng, bằng 48%;Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 1187 tỉ đồng, bằng 40,2%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 2303,6 tỉ đồng, bằng 37,7%; Bộ Xây dựng 160,3 tỉ đồng, bằng 37,6%.
Vốn đầu tư của khu vực nhà nước do địa phương quản lý đạt 34,4 nghìn tỉ đồng, bằng 39,4% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương đạt cao là: Bắc Ninh đạt 551,8 tỉ đồng, bằng 64,6% kế hoạch năm; An Giang: 380,8 tỉ đồng, bằng 63,7%; Nghệ An: 712,4 tỉ đồng, bằng 51,7%; Đà Nẵng: 1607,9 tỉ đồng, bằng 48,6%; Hòa Bình: 641,3 tỉ đồng, bằng 48,2%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 19-6-2009 đạt 8,9 tỉ USD, giảm 77,4% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: vốn đăng ký 4,7 tỉ USD của 306 dự án được cấp phép mới (giảm 86,7% về vốn và giảm 65,6% về số dự án); vốn đăng ký bổ sung 4,2 tỉ USD của 68 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 4 tỉ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép mới, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu có số vốn đăng ký dẫn đầu với 2,7 tỉ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh 788,5 triệu USD, chiếm 16,7%; Bình Dương 295,3 triệu USD, chiếm 6,3%; Đà Nẵng 149,6 triệu USD, chiếm 3,2%; Hà Nội 101,1 triệu USD, chiếm 2,1%; Bình Phước 100,5 triệu USD, chiếm 2,1%.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất với 3860,9 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và vốn bổ sung; tiếp đó là Đài Loan 1265,1 triệu USD; Hàn Quốc 1114,2 triệu USD; quần đảo Virgin thuộc Anh 767,9 triệu USD; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 547,1 triệu USD; Xin-ga-po 403,2 triệu USD; Liên bang Nga 329,8 triệu USD.
Thu hút vốn ODA thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ tính từ đầu năm đến ngày 16-6-2009 đạt 1783 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm vốn vay đạt 1700 triệu USD, tăng 22,8%; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 83 triệu USD, giảm 46,3%. Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA ký kết lớn là: Nhật Bản 852 triệu USD, Ngân hàng Phát triển Châu Á 482 triệu USD và Ngân hàng Thế giới 265 triệu USD. Mức giải ngân vốn ODA 6 tháng ước tính đạt 1270 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 67% kế hoạch giải ngân của cả năm 2009, bao gồm vốn vay đạt 1163 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 107 triệu USD./.
Bức tranh toàn cảnh ngành văn hóa, thể thao và du lịch  (03/07/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 69 (26-6-2009)  (03/07/2009)
Một số chỉ tiêu chủ yếu 6 tháng đầu năm 2009 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước (%)  (03/07/2009)
Sản lượng thủy sản sáu tháng đạt hơn 1,16 triệu tấn  (02/07/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên