Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992
Việc tổng kết nhằm xác định những vấn đề cần được quy định bổ sung trong Hiến pháp để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các văn kiện khác của Đảng, Nhà nước phù hợp với tình hình mới.
Kế hoạch nêu rõ, sẽ tổng kết trên cả bình diện lý luận và thực tiễn việc thực hiện các quy định của Hiến pháp năm 1992 về địa vị pháp lý, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các quy định khác liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng nhấn mạnh, nội dung tổng kết phải gắn với việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, việc thi hành Luật Tổ chức Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cũng như các luật, pháp lệnh khác có liên quan, đồng thời phải gắn với thực tiễn cải cách hành chính, cải cách tư pháp; gắn với việc tổng kết, thực hiện Đề án thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
Nhân dân cùng tham gia tổng kết thi hành Hiến pháp
Thủ tướng yêu cầu việc tổ chức tổng kết thi hành Hiến pháp phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm cần phải được ưu tiên và tập trung chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, việc tổng kết thi hành Hiến pháp phải bảo đảm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố như: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc... ngoài báo cáo tổng kết chung còn có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng kết theo chuyên đề.
Báo cáo tổng kết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; báo cáo chuyên đề đối với một số đơn vị phải gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15-12-2011.
Báo cáo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 phải gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trước ngày 25-1-2012.
Thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu sâu các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đã được thực hiện từ giai đoạn tổng kết Hiến pháp, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.../.
Việt Nam - Hà Lan ưu tiên hợp tác trong 5 lĩnh vực  (29/09/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII  (29/09/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII  (29/09/2011)
Đồng chí Lê Hồng Anh tiếp đoàn nghệ sỹ, già làng, trưởng bản, cán bộ lão thành cách mạng tỉnh Gia Lai  (29/09/2011)
Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Xin-ga-po  (28/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên