Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII
Chiều 28-9, tiếp tục chương trình làm việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII. Dự phiên họp có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành.
Báo cáo thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII nêu: Đến nay, Ủy ban Pháp luật đã nhận đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII gồm 133 dự án, trong đó có 123 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và 8 dự án Pháp lệnh, 1 dự thảo Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong số 133 dự nêu trên, Chính phủ đề nghị 115 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và 6 dự án pháp lệnh, 1 dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các dự án được phân thành 6 lĩnh vực là: tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị 11 dự án (9 luật, 2 pháp lệnh), trong đó có 4 dự án chuyển từ Chương trình khóa XIII; có 4 dự án luật là luật sửa đổi hoặc luật sửa đổi bổ sung một số điều; lĩnh vực quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân có 8 dự án luật, trong đó 1 dự án chuyển từ chương trình khóa trước, có 3 dự án luật là luật sửa đổi hoặc luật sửa đổi bổ sung một số điều; lĩnh vực dân sự, kinh tế có 34 dự án (32 luật, 1 pháp lệnh 1 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), có 6 dự án chuyển từ khóa trước, có 24 dự án là luật sửa đổi hoặc luật sửa đổi bổ sung một số điều; lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số gia đình, trẻ em và chính sách xã hội có 40 dự án (37 luật, 2 pháp lệnh và 1 nghị quyết của Quốc hội), trong đó có 4 dự án chuyển từ khóa XII, có 16 dự án luật là luật sửa đổi hoặc luật sửa đổi bổ sung một số điều.
Theo Ủy ban Pháp luật, so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (4 năm), Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 89 văn bản (67 luật, 14 pháp lệnh, 8 nghị quyết), thì khối lượng dự án được đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (Chương trình Quốc hội XIII) là khá nhiều.
Căn cứ vào yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội; trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, đề nghị của các cơ quan, đại biểu Quốc hội và ý kiến của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban Quốc hội, Ủy ban Pháp luật kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến Chương trình gồm tổng số 126 dự án, trong đó có 116 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh, nghị quyết. Ủy ban pháp luật tán thành các giải pháp do Chính phủ kiến nghị.
Ủy ban Pháp luật nhất trí với đề nghị của Chính phủ cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình chuẩn bị dự án giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên đối với đề nghị trong thành phần Ban soạn thảo có đại diện Hội đồng Dân tộc, các ủy ban có liên quan của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật cho rằng, các đại diện nói trên không thể tham gia vào thành phần Ban soạn thảo vì Hội đồng Dân tộc, các ủy ban có liên quan của Quốc hội đươc Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ thẩm tra dự án luật.
Thảo luận góp ý kiến thêm về Chương trình Quốc hội khóa XIII, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ cũng như Ủy ban pháp luật, ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án cần thiết phải ban hành thuộc Chương trình khóa XII chưa được Quốc hội khóa XII xem xét.
Góp ý kiến cụ thể về các dự án của chương trình, một số đại biểu lưu ý cần cân nhắc số lượng các dự án luật, theo hướng giảm bớt. Việc xem xét ban hành một số luật như: Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân, Luật phòng chống tội phạm… cần phải cân nhắc do nhiều quy định trùng lắp với các luật khác, không bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống bộ luật mà chỉ cần bổ sung vào một số luật khác đã có là đủ.
Đại biểu Ksor Phước kiến nghị đề nghị Quốc hội khóa XIII cân nhắc đưa vào Chương trình Quốc hội khóa này trình Luật Dân tộc hoặc Luật Dân tộc thiểu số, hoặc nếu không được đề nghị có văn bản quy phạm pháp luật nghị quyết của Quốc hội để cụ thể hóa các điều khoản ghi trong Hiến pháp: Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo…
Góp ý kiến về Chương trình Quốc hội khóa XIII, đại biểu Nguyễn Thị Doan cho rằng nhận thức về tầm quan trọng về xây dựng pháp luật của một số cơ quan còn hạn chế cho nên sự tập trung đầu tư toàn xã hội của cơ quan xây dựng pháp luật là chưa cao. Thể hiện qua việc thành lập ban xây dựng pháp luật, trong quá trình thực hiện cũng chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng của bộ luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Doan cho rằng, nếu cơ quan xây dựng luật nhận thức được tầm quan trọng của luật thì phải được chỉ đạo xây dựng sát xao. Thứ hai là cách tổ chức thực hiện việc xây dựng pháp luật còn thiếu tính chuyên nghiệp và lỏng lẻo: “Việc phân công cho các bộ xây dựng Luật chỉ đảm bảo về mặt chuyên môn còn nội dung và hình thức văn bản cần có cơ quan chuyên ngành về xây dựng pháp luật mới đảm bảo và rút ngắn quy định thời gian…; hay việc cử người tham gia đóng góp ý kiến không đúng chuyên môn dẫn đến Luật khó khả thi, chưa đi vào cuộc sống”.
Ngày mai (29-9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp, cho ý kiến về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề./.
Đồng chí Lê Hồng Anh tiếp đoàn nghệ sỹ, già làng, trưởng bản, cán bộ lão thành cách mạng tỉnh Gia Lai  (29/09/2011)
Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Xin-ga-po  (28/09/2011)
Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình, Hà Nội  (28/09/2011)
Phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII: Thảo luận về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo  (28/09/2011)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 9 năm 2011  (28/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên