Sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tháng 11 và 11 tháng năm 2008
Theo số liệu ước tính của Vụ Công nghiệp và Xây dựng - Tổng cục Thống kê, tháng 11 năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 55.239 tỉ đồng tăng 3% so với tháng 10-2008 và tăng 15% so cùng kỳ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 6,9%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 18,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,9% so với cùng kỳ (trong đó dầu khí tăng 4,3%, các ngành khác tăng 19,4%).
Mười một tháng đầu năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 601.478 tỉ đồng, tăng 15,5% thấp hơn mức kế hoạch đề ra cho toàn ngành điều chỉnh năm 2008 (16,3%), trong đó khu vực quốc doanh tăng 5,6% và có tỷ trọng tiếp tục giảm trong giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (chiếm 24,2%), khu vực ngoài quốc doanh tăng 20,4% và có tỷ trọng so toàn ngành tiếp tục tăng chiếm 35%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2% (trong đó dầu khí giảm 6,5%, các ngành khác tăng 20,9%) chiếm tỷ trọng 40,8% toàn ngành.
Mười một tháng đầu năm các sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra cho toàn ngành điều chỉnh năm 2008 (16,3%) gồm: thủy hải sản chế biến tăng 32,4%; sữa bột tăng 27%; quần áo các loại tăng 23,6%; sứ vệ sinh các loại tăng 25%; đá ốp lát thường tăng 27,3%; nhôm thanh, hình tăng 24,4%; bình ắc quy tăng 50,4%; bóng đèn compact tăng 63,7%; tủ lạnh, tủ đá tăng 25,6%; máy giặt tăng 32,3%; bình đun nước nóng tăng 25,6%; biến thế điện tăng 26,7%; tivi các loại tăng 18,8%; ô tô tăng 46,3% (trong đó: xe chở khách tăng 43,3%; xe tải tăng 51,7%), tàu chở hàng bằng thép tăng 30,8% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhưng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch toàn ngành như: khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 9,3%; đường kính tăng 8,6%; bia các loại tăng 12,9%; thuốc lá điếu tăng 0,6%; xà phòng giặt các loại tăng 13,2%; giày, dép các loại tăng 7,7%; sơn hoá học các loại tăng 0,8%; phân hoá học tăng 3,1%; gạch xây bằng đất nung các loại tăng 9,4%; gạch lát ceramic tăng 3,9%; xi măng tăng 10,4%; xe máy tăng 5,8%; điều hoà nhiệt độ tăng 1,9%; điện sản xuất tăng 11,6%; nước máy thương phẩm tăng 13,7% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: than đá đạt 96,7%; dầu mỏ thô khai thác đạt 92,9%; khí hoá lỏng (LPG) đạt 81%; dầu thực vật tinh luyện đạt 99,7%; vải dệt từ sợi bông đạt 99,4%; vải dệt từ sợi tổng hợp đạt 96,7%; lốp ô tô, máy kéo các loại đạt 86,1%; săm các loại đạt 92,8%; kính thuỷ tinh đạt 94,2%; thép tròn các loại đạt 88,8%; que hàn đạt 98,4%.
Theo vùng lãnh thổ, mười một tháng đầu năm, các tỉnh, thành phố đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp so cùng kỳ bằng hoặc cao hơn kế hoạch đề ra cho toàn ngành điều chỉnh (16,3%) gồm: Hải Phòng tăng 18,3%, Vĩnh Phúc tăng 24%, Thanh Hoá tăng 17%, Bình Dương tăng 21,8%, Đồng Nai tăng 20,9%, Cần Thơ tăng 17,4%.
Một số tỉnh, thành phố chiếm tỷ trọng lớn đạt tỷ lệ tăng trưởng thấp so với kế hoạch toàn ngành hoặc giảm so cùng kỳ gồm: Hà Nội tăng 12,3%, Hải Dương tăng 14,7%, Phú Thọ tăng 15,1%, Quảng Ninh tăng 14%, Đà Nẵng tăng 8,5%, Khánh Hoà tăng 13,6%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,2%, Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 2,9%;
Trong tháng 11 giá một số nguyên liệu tiếp tục giảm: như dầu thô giảm xuống dưới 50-60 USD/thùng (khoảng 350-420 USD/tấn) và hiện ở mức dưới 50 USD/thùng (so với mức cao điểm 147 USD/tấn vào tháng 7), phôi thép tiếp tục duy trì ở mức 300-320 USD/tấn (theo báo giá tại Thị trường kim loại Luân-đôn ngày 21-11-2008, so với mức trên 1000 USD/tấn vào tháng 6), các kim loại khác cũng đồng loạt giảm giá như: đồng còn 3400-3800 USD/tấn (so với mức giá tháng 8/2008 là 8000 USD/tấn), nhôm ở mức 1700-2100 USD/tấn.
Sự giảm giá nguyên liệu trên thị trường thế giới tác động đến giá các mặt hàng này ở trong nước tiếp tục giảm, tuy nhiên mức giảm giá chưa tương xứng với mức giảm trên thị trường thế giới: giá thép xây dựng giảm còn 10-11 triệu đồng/tấn (khoảng 600 USD/tấn – theo báo giá của Tổng công ty Thép Việt Nam), xăng bán lẻ giảm còn 13.000 đ/lít (tương đương khoảng 750 USD/tấn), giá phân urê giảm còn 6 triệu đồng/tấn (so với giá tháng 8 là 9,2 triệu đồng/tấn).
Như vậy, hiện nay giá nhiều mặt hàng nguyên, nhiên liệu trong nước vẫn cao hơn (gấp 2 lần) so với giá trên thị trường thế giới và được các doanh nghiệp nhập khẩu giải thích do phải tiêu thụ hết lượng hàng nhập khẩu lúc giá còn cao. Trong thời gian tới dự kiến giá các mặt hàng này ở trong nước sẽ tiếp tục giảm để tiệm cận với giá trên thị trường thế giới, góp phần giảm tỷ lệ lạm phát và có lợi cho người tiêu dùng trong nước.
Về sản xuất kinh doanh
- Điện: mười một tháng đầu năm 2008 điện sản xuất đạt 67,9 tỉ kwh tăng 11,6%, điện thương phẩm đạt 60,6 tỉ kwh tăng 13,5% so cùng kỳ.
- Dầu thô: Dầu thô khai thác đạt 13,27 triệu tấn giảm 7,1% so cùng kỳ. Khí thiên nhiên đạt 6,8 tỉ m3 tăng 9,3% so cùng kỳ.
- Than sạch khai thác: đạt 37,3 triệu tấn giảm 3,3% so cùng kỳ.
- Thép tròn các loại: đạt 3,25 triệu tấn giảm 11,2% so cùng kỳ do nhu cầu tiêu thụ giảm (nhiều công trình xây dựng dừng, giãn tiến độ) và lượng tồn kho còn nhiều (theo đánh giá của Hiệp hội thép lượng thép tồn kho do các doanh nghiệp trong nước cán còn khoảng trên 400.000 tấn).
- Xi măng: đạt 33 triệu tấn tăng 10,4% so cùng kỳ.
- Bia: đạt 1,7 tỉ lít tăng 12,9% so cùng kỳ.
- Vải dệt từ sợi bông: đạt 225 triệu m2 giảm 0,6%, vải dệt từ sợi tổng hợp đạt 667 triệu m2 giảm 3,3% so cùng kỳ.
Về xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Mười một tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 58,5 tỉ USD tăng 34% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu gồm: dầu thô đạt 12,4 triệu tấn giảm 10,2%; than đá đạt 19,3 triệu tấn giảm 35%; hàng dệt may đạt gần 8,4 tỉ USD tăng 19%; hàng giày dép đạt 4,2 tỉ USD tăng 18,3%; sản phẩm gỗ đạt 2,5 tỉ USD tăng 20%; hàng điện tử, vi tính và linh kiện đạt 2,5 tỉ USD tăng gần 30%; túi xách, vali, mũ và ô dù đạt 756 triệu USD tăng 32,6%; dây và cáp điện đạt 943 triệu USD tăng gần 19%; sản phẩm nhựa đạt 857 triệu USD tăng 34%; sản phẩm đá quý và kim loại quý đạt 743 triệu USD bằng 422% so cùng kỳ; sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 205 triệu USD tăng 3,5%; sản phẩm gốm, sứ đạt 305 triệu USD tăng 3,4%.
Nhập khẩu
Mười một tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu cả nước ước đạt 75,4 tỉ USD tăng 38,4% so cùng kỳ. Nhập siêu 11 tháng ước đạt gần 16,9 tỉ USD bằng 28,8% kim ngạch xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân nhập siêu cao là do việc tăng nhập khẩu các nguyên vật liệu cho sản xuất trong nước như: linh kiện ôtô, bông các loại, hoá chất các loại, thuốc trừ sâu nguyên liệu, thức ăn gia súc, linh kiện máy tính và điện tử; thiết bị và phụ tùng cho các dự án công nghiệp lớn.
Một số mặt hàng công nghiệp nhập khẩu chủ yếu gồm: ôtô nguyên chiếc đạt trên 48,3 nghìn chiếc tăng 107%; linh kiện ôtô đạt gần 1,3 tỉ USD tăng 70,5%; linh kiện xe máy đạt 593 triệu USD tăng 13,8%; xăng dầu các loại đạt 11,8 triệu tấn tăng 3,1%; phân bón đạt gần 3 triệu tấn giảm 13% (trong đó phân urê đạt 754 nghìn tấn tăng 16,2%); thép các loại đạt 7,6 triệu tấn tăng 9,4% (trong đó phôi thép đạt 2,1 triệu tấn tăng 12%); giấy các loại đạt 839 nghìn tấn tăng 10%; bông các loại đạt 261 nghìn tấn tăng 33%; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 12,6 tỉ USD tăng 34,6%; tân dược đạt 761 triệu USD tăng 21%; hóa chất các loại đạt gần 1,7 tỉ USD tăng 30,4%; chất dẻo nguyên liệu đạt gần 1,6 triệu tấn tăng 5,6%; vải các loại đạt 4,1 tỉ USD tăng 15%; nguyên liệu dệt may da đạt gần 2,2 tỷ USD tăng 13,3%; máy tính và linh kiện điện tử đạt gần 3,4 tỉ USD tăng 28,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 1 tỉ USD tăng 12%, sữa và sản phẩm sữa đạt 491 triệu USD tăng 17,5%, thuốc trừ sâu nguyên liệu đạt 445 triệu USD tăng 35%; thức ăn gia súc đạt 1,64 tỉ USD tăng 58,7% so cùng kỳ./.
Ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững  (26/11/2008)
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (26/11/2008)
Quan hệ truyền thống Việt Nam- Cam-pu-chia là tài sản vô giá  (26/11/2008)
Việt Nam góp phần cho Hội nghị Tam giác phát triển thành công  (26/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay