Nhật Bản coi trọng hợp tác ODA với Việt Nam
Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) Tsuno Motonori khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực viện trợ phát triển chính thức (ODA).
“Viện trợ ODA cho Việt Nam là thành công nhất” nhờ năng lực tiếp nhận viện trợ của Chính phủ và các cơ quan thực thi của Việt Nam, ông Motonori nói tại cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 15/10 để thông báo về việc hợp nhất hai cơ quan điều phối viện trợ của Nhật Bản là JICA và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Theo chủ trương của Chính phủ Nhật Bản, từ tháng 10/2008, các hoạt động ODA của JICA và JBIC trên toàn thế giới sẽ được hợp nhất nhằm thực hiện hợp tác quốc tế một cách toàn diện với chất lượng cao. Sau khi hợp nhất, JICA mới sẽ hoạt động với tư cách là một cơ quan phát triển thực hiện cả 3 hình thức viện trợ ODA của Nhật Bản, bao gồm hợp tác kỹ thuật của JICA cũ, hoạt động hợp tác kinh tế hải ngoại của JBIC và quản lý một phần viện trợ không hoàn lại do Bộ Ngoại giao Nhật Bản thực hiện trước đây.
Ông Tomonori cho biết JICA mới sẽ chú trọng vào bốn ưu tiên trong chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam là Hỗ trợ tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh, Cải thiện điều kiện sống và thu hẹp khoảng cách phát triển, Bảo vệ môi trường, và Tăng cường quản trị nhà nước.
Ông Motonori cũng nhấn mạnh rằng mức độ ưu tiên của JICA mới cho ngành giao thông vận tải của Việt Nam sẽ không thay đổi. Sắp tới, JICA sẽ tiếp tục triển khai các dự án đường sắt nội đô tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và xây cầu Nhật Tân tại Hà Nội.
Theo số liệu của JBIC, tổng giá trị vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam kể từ năm 1992 đến nay là hơn 1.250 tỉ Yên, trong đó tỷ lệ ODA cam kết dành cho ngành giao thông vận tải chiếm tới 41%./.
Gần 50.000 tỉ đồng đầu tư vào khu vực Tây Bắc  (16/10/2008)
Gần 31 triệu USD cho phòng chống sốt rét  (16/10/2008)
Lễ phát động Tháng cao điểm vì người nghèo  (16/10/2008)
Hà Nội luôn tạo điều kiện hoạt động của các tôn giáo  (16/10/2008)
Khai mạc kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (16/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên