Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu tăng gần 900% trong 14 năm
Diễn đàn Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 -
Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019, diễn ra tại
Hà Nội, ngày 22-02-2019.
Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 9,4 tỷ USD. Điều vô cùng ý nghĩa là sức mạnh nội lực của ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản đã được củng cố vững chắc. Tỷ trọng nguyên liệu chế biến gỗ trong nước (gần như toàn bộ là gỗ rừng trồng) đạt 76,4%, nguyên liệu gỗ nhập khẩu giảm xuống ở tỷ lệ 23,4%.
Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhiều quốc gia phát triển. Đây là bước chuyển biến về chất cực kỳ quan trọng, là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia, dân tộc.
Bước đầu đã hình thành được 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. Nhiều công ty mạnh dạn đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chế biến gỗ kỹ thuật cao, dây chuyền tự động hoá để tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, hình thức. Nhờ vậy mà khách hàng từ hơn 120 quốc gia trên thế giới đã tìm đến Việt Nam để đặt hàng. So với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng lên 900%, chưa có ngành hàng nào tăng trưởng mạnh mẽ, đột biến như vậy.
Tuy nhiên, thị trường ngành hàng đồ gỗ toàn cầu với giá trị 430 tỷ USD, thì kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Hơn nữa, sức hấp dẫn sản phẩm gỗ Việt chưa lớn, tuy nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ được thành lập nhưng hiệu quả thực chất chưa cao. Mối liên hệ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chưa chặt chẽ; vấn đề xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm đúng mức.
Rõ ràng, Nhà nước cần có chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ thông qua ưu đãi về đầu tư hạ tầng lâm sinh, vốn tín dụng... Các địa phương phải nghiên cứu, quy hoạch phát triển các vùng rừng trồng tập trung quy mô lớn, sử dụng cây giống, phương thức thâm canh hiệu quả để tạo nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp dồi dào trong tương lai. Các doanh nghiệp ngoài đổi mới phương thức quản trị, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong chế biến gỗ xuất khẩu.
Phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ
Định hướng cho sự phát triển ngành gỗ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 08/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.
Theo đó, quan điểm, mục tiêu đặt ra là phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp; ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất.
Trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.
Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỷ USD; năm 2020 đạt 12 đến 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến gỗ
Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội thông qua năm 2017 và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật, với yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu và phát triển lâm nghiệp bền vững; xây dựng chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, rà soát và hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phát triển ngành công nghiệp chế biến theo yêu cầu bối cảnh mới của Luật Lâm nghiệp.
Tiếp tục các chính sách hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về quỹ đất, mặt bằng đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến gỗ. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ), Nhà nước bố trí nguồn vốn đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng 01 Trung tâm nhập khẩu, phân phối gỗ quy mô lớn (Chợ đầu mối gỗ nguyên liệu) làm nhiệm vụ cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gắn kết với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu; đưa tư duy sáng tạo vào sản phẩm gỗ Việt, tăng cường năng lực thiết kế, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao mang thương hiệu Việt, xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam làm động lực tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong thời gian tới.
Đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nguyên liệu, từ chọn, tạo giống, kiểm soát, đảm bảo chất lượng giống cho trồng rừng, đến trồng rừng thâm canh, chăm sóc rừng, khai thác gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng; phát triển vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng cao của công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho ngành chế biến gỗ. Ưu tiên đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu, đào tạo đầu ngành để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo, chú trọng đào tạo đồng bộ và kết hợp hài hòa giữa các nhóm nhân lực thuộc các loại hình đào tạo đại học, trung cấp, công nhân kỹ thuật phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển và công nghệ của ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; sử dụng hiệu quả nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước; chú trọng xây dựng thương hiệu Việt cho các sản phẩm xuất khẩu, sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn, phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế; phấn đấu có ít nhất một sản phẩm của ngành lâm nghiệp là sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.
Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin thị trường và tiêu chuẩn sản phẩm, thúc đẩy thương mại điện tử cho các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ; triển khai và thực hiện tốt các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, chú trọng hơn nữa thị trường trong nước; tập trung ưu tiên nguồn lực cho các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, đầu tư các trung tâm triển lãm quy mô lớn tương xứng với tiềm năng phát triển ngành chế biến gỗ, trước mắt nâng cấp Hội chợ VIFA - EXPO tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thành hội chợ quốc tế ngành chế biến gỗ Việt Nam gắn với việc tôn vinh và bầu chọn các thương hiệu uy tín trong năm.
Các hiệp hội của cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế; từng bước nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ và quản trị doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh gỗ hợp pháp và bền vững môi trường, kiên quyết “nói không” với việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bất hợp pháp.
Xây dựng, quảng bá thương hiệu ngành gỗ Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách về đất đai, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ khâu giống, trồng, chăm sóc rừng đến chế biến sản phẩm và chính sách liên kết giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành chính sách mua sắm công theo hướng ưu tiên sử dụng đồ gỗ từ các sản phẩm gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp trong nước, được sản xuất tại Việt Nam; ưu tiên bố trí nguồn ngân sách cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành công nghiệp gỗ và lâm sản ngoài gỗ; ưu tiên nguồn ngân sách cho các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu ngành gỗ Việt Nam.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền đối với người dân, doanh nghiệp hạn chế khai thác rừng non, thực hiện kinh doanh gỗ lớn để bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tạo được nguồn gỗ có đường kính lớn phục vụ cho sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng.
Các hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng cường thông tin cho hội viên về thị trường để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro; tăng cường công tác truyền thông về các quy định pháp luật, hệ thống trách nhiệm giải trình về gỗ hợp pháp của các nước nhập khẩu; xây dựng thương hiệu và hình ảnh tốt đẹp của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu./.
Tổng cục Đường bộ công bố kết quả giám sát thu phí BOT Ninh Lộc  (30/03/2019)
Hoạt động trong ngày của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (30/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Maroc  (30/03/2019)
Ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Maroc  (29/03/2019)
Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu  (29/03/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay