Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-7-2018)
21:44, ngày 24-07-2018
TCCSĐT - Tổng thu ngân sách Nhà nước sau 6 tháng tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tiến độ từ 3 khu vực quan trọng lại đạt thấp so với dự toán. Theo con số vừa được đại diện Bộ Tài chính cho biết, tính tới hết tháng Sáu, tổng thu ước đạt 651.700 tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Cơ hội phát triển của ngành công nghiệp tên miền Việt Nam
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của mọi lĩnh vực, ngành nghề đều liên quan đến Internet. Trên không gian mạng, lĩnh vực “tên miền” đang mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức với các đối tượng tham gia.
Ngành công nghiệp tên miền không tạo ra vật chất cho doanh nghiệp nhưng lại là yếu tố không thể thiếu trong kỷ nguyên số hóa khi xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường… Tại Việt Nam, tên miền quốc gia “.vn” đang có những bước phát triển nhanh, khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế số.
Tên miền Việt Nam có đuôi “.vn” được xác định là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên mạng Internet. Sau một thời gian hoạt động, loại tên miền này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Tên miền tiếng Việt tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, quảng cáo. Do đặc thù ưu tiên về khu vực địa lý, các website đăng ký tên miền “.vn” mang đến giá trị tìm kiếm cao hơn khi người dùng có địa chỉ IP ( Internet protocol - giao thức Internet) trong nước tìm kiếm bằng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… Cụ thể, khi tìm kiếm từ khóa tại Việt Nam thì các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên hiển thị trước các tên miền có đuôi “.vn,” do đó, có thể tăng cơ hội cho website của đơn vị tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, sử dụng tên miền “.vn” còn giúp các đơn vị giảm thiểu chi phí đầu tư quảng cáo trên các kênh tiếp thị trực tuyến.
Theo ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin Truyền thông, ngành công nghiệp tên miền là một nhân tố song hành với sự phát triển Internet trên toàn cầu. Không chỉ góp phần mở rộng không gian địa chỉ trên mạng, tên miền thúc đẩy sự sáng tạo trong việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
Hiện nay, tên miền “.vn” được pháp luật Việt Nam bảo vệ chặt chẽ với những điều khoản quan trọng được quy định trong Luật Công nghệ thông tin, do đó doanh nghiệp không phải lo ngại việc giả mạo hay đánh cắp thông tin.
Đặc biệt tên miền còn được quản lý, giám sát 24/24 bằng hệ thống máy chủ được phân bố khắp nơi trên toàn quốc để đảm bảo sự hoạt động của các tên miền. Ngoài ra, sử dụng tên miền “.vn” còn được hưởng lợi về mặt an toàn thông tin trong trường hợp có những trục trặc hay mất liên lạc quốc tế như đứt cáp quang biển.
Đồng bộ với tên nhãn hàng, tên miền “.vn” là chỉ dẫn địa lý ngầm xác định thị trường mục tiêu Việt Nam, giúp tăng sự tin tưởng từ người dùng khi doanh nghiệp đã được “định danh” rõ trên Internet, đồng thời đảm bảo độ an toàn tin cậy cho người sử dụng khi thanh toán trực tuyến.
Việc truy vấn tên miền được bảo đảm an toàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp tránh các nguy cơ tấn công, thay đổi thông tin liên hệ hoặc can thiệp thay đổi máy chủ.
Với tính hợp pháp, xác thực của chủ thể được quản lý, nhận diện bởi cơ quan quản lý tên miền quốc gia Việt Nam, tên miền “.vn” được ví như “tem bảo hành” cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
Tính đến tháng 01-2018, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm 67% dân số. Với tốc độ tăng khoảng 28%, trong năm vừa qua, Việt Nam đã có thêm gần 14 triệu thành viên mới sử dụng Internet. Mặc dù lượng người sử dụng mạng tăng nhanh nhưng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) Vũ Thế Bình hiện chỉ có khoảng 10 nhà đăng ký tên miền hoạt động.
Thời gian qua, một số nhà đăng ký tên miền mua lại phần kinh doanh tên miền của các đơn vị nên số lượng nhà cung cấp dịch vụ tên miền bị giảm. Nhằm phát triển thị trường tên miền, Trung tâm Internet Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo trao đổi chính sách, cung cấp thông tin về tình hình phát triển tên miền với các nhà đăng ký tên miền.
Ông Vũ Thế Bình nhận định, trong thời gian tới, việc kinh doanh tên miền tại Việt Nam sẽ gia tăng và mở ra cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp tên miền. Ngoài ra, môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công nghiệp tên miền phát triển cân bằng. Hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam về đăng ký, sử dụng tất cả các loại tên miền đã đầy đủ, thuận lợi cho doanh nghiệp và người sử dụng. Vấn đề còn lại là hành động cụ thể của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội tham gia vào ngành công nghiệp rất tiềm năng này...
Việt Nam cùng các nước thúc đẩy Hiệp định CPTPP sớm có hiệu lực
Ngày 18-7, trưởng đoàn đàm phán của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhóm họp tại Hakone, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, nhằm thúc giục các quốc gia còn lại nhanh chóng hoàn tất các thủ tục trong nước để CPTPP sớm có hiệu lực, đồng thời trao đổi việc mở rộng các nước tham gia hiệp định. Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị là Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Lương Hoàng Thái.
Phát biểu mở đầu hội nghị, trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto bày tỏ mong muốn CPTPP sẽ sớm có thể phát huy hiệu lực vào đầu năm tới. Theo quy định thống nhất giữa các quốc gia, CPTPP sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 nước tham gia hiệp định này hoàn thành thủ tục thông qua trong nước. Cùng với Nhật Bản, Mexico, các quốc gia như Singapore, New Zealand khả năng cao sẽ hoàn thành các thủ tục thông qua trong nước vào năm nay.
Cuộc họp cũng thảo luận về gói thủ tục liên quan tới quốc gia mới muốn tham gia CPTPP, sau khi hiệp định này có hiệu lực. Hiện tại các nước như Thái Lan, Colombia... được cho đang có nguyện vọng tham gia.
Thu ngân sách từ 3 khu vực kinh tế quan trọng đạt thấp sau 6 tháng
Tổng thu ngân sách Nhà nước sau 6 tháng tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tiến độ từ 3 khu vực quan trọng lại đạt thấp so với dự toán. Theo con số vừa được đại diện Bộ Tài chính cho biết, tính tới hết tháng Sáu, tổng thu ước đạt 651.700 tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong số này, thu từ dầu thô đã đạt 82,4% dự toán, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng khoảng 6,9% và hiện đạt 54,9% dự toán. Với thu nội địa, khoản này hiện đạt 47,6% dự toán.
Riêng về thu nội địa, theo thống kê, cả nước có 43 địa phương thu đạt trên 50% dự toán, 20 địa phương thu dưới 50% dự toán, cá biệt một số địa phương thu nội địa đạt thấp, dưới 40% dự toán.
Những kết quả trên theo lãnh đạo Bộ Tài chính là tích cực. Tuy nhiên, vấn đề là tiến độ thu từ 3 khu vực kinh tế quan trọng đạt thấp so yêu cầu dự toán. Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 43,7% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,7% dự toán; tiến độ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có khá hơn nhưng cũng mới đạt 47,8% dự toán.
Ở hướng ngược lại, tổng chi ngân sách sau 6 tháng là 649.200 tỷ đồng, bằng 42,6% dự toán, tăng 11,3% so cùng kỳ năm 2017.
Theo lãnh đạo ngành tài chính, chi đầu tư xây dựng cưo bản tuy tiến độ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm 2017 (đạt 31,7% dự toán so với mức 25,6% cùng kỳ), song vẫn chậm so yêu cầu dự toán. Theo tính toán, hiện có 35 bộ, ngành Trung ương và 6 địa phương giải ngân đạt dưới 25% dự toán.
Thị trường dầu thế giới trải qua tuần ảm đạm thứ ba liên tiếp trong khi thị trường vàng bất ngờ đảo chiều tăng giá vào cuối tuần
Bất chấp đà phục hồi vào cuối tuần, song diễn biến mờ nhạt từ đầu tuần không giúp giá dầu thế giới thoát khỏi tuần đi xuống thứ ba liên tiếp, giữa bối cảnh lo ngại về nguy cơ dư thừa nguồn cung lại nhen nhóm trở lại trên thị trường.
Đầu tuần này (ngày 16-7), giá dầu thế giới đồng loạt mất hơn 4% và dầu Brent chạm mức “đáy” của ba tháng khi các cảng của Libya mở cửa trở lại và thị trường có thể chứng kiến nguồn cung của Nga và các nước sản xuất “vàng đen” khác tăng lên. Ngoài ra, những lo ngại về đà tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại cũng tác động tiêu cực đến giá dầu. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng với nhịp độ chậm hơn trong quý 2 giữa bối cảnh những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế nợ làm tổn thương đến các hoạt động khác, trong khi sản lượng công nghiệp tháng Sáu giảm xuống mức thấp của hai năm do cuộc tranh chấp thương mại với Mỹ.
Thị trường quay đầu đi lên trong hai phiên liền sau đó, nhờ sự gián đoạn nguồn cung ở Venezuela và dự trữ xăng dầu của Mỹ giảm. Trong báo cáo tuần công bố ngày 18-7, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ xăng của nước này đã giảm 3,2 triệu thùng vào tuần kết thúc hôm 13-7, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi ấm, giảm 371.000 thùng, cao hơn kỳ vọng của thị trường.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu được hậu thuẫn bởi thông tin Saudi Arabia dự kiến giảm lượng xuất khẩu dầu mỏ trong tháng 8-2018, xoa dịu lo ngại về khả năng dôi dư nguồn cung quá mức.
Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ vẫn chứng kiến tuần giảm thứ ba liên tiếp, do quan ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu lại dấy lên sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẵn sàng áp thuế với tất cả 505 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8-2018 tăng 1 USD (1,4%), lên 70,46 USD/thùng - mức cao nhất trong một tuần qua, song vẫn giảm 0,8% so với tuần trước đó.
Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9-2018 cũng tăng 49 xu Mỹ (0,58%), lên 73,07 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu này vẫn mất khoảng 3%. Dù vậy, tính trong 12 tháng qua, giá dầu ngọt nhẹ đã tăng 45%, còn giá dầu Brent cộng thêm 48%.
Giới chuyên gia nhận định, bất chấp sự suy yếu và biến động gần đây trên thị trường năng lượng, xu hướng về dài hạn vẫn nghiêng về đà tăng. Mihir Kapadia, Giám đốc điều hành và là Nhà sáng lập tại Sun Global Investments cho biết tâm lý thận trọng vấn thống lĩnh thị trường dầu mỏ, chủ yếu do những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như triển vọng về nhu cầu dầu mỏ.
Trong phiên này, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố báo cáo cho hay, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm năm giàn trong tuần xuống 858 giàn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2017, số giàn khoan dầu tại Mỹ lại tăng 94 chiếc.
Trong một diễn biến khác, giá vàng đã dứt được chuỗi ngày giảm sâu từ đầu tuần để đảo chiều đi lên trong phiên cuối tuần, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng chỉ trích xu hướng mạnh lên của đồng USD cũng như lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Không khí ảm đạm bao phủ thị trường vàng từ đầu tuần này, do nhu cầu đối với mặt hàng kim loại quý tại các khu vực quan trọng khá thấp và kỳ vọng của các nhà đầu tư về lãi suất ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Đáng chú ý, giá kim loại quý này rơi xuống mức thấp nhất của một năm trong phiên giao dịch ngày 17-7, khi đồng USD mạnh lên trong bối cảnh Chủ tịch Fed Jerome Powell thực hiện điều trần trước Quốc hội Mỹ với nhận định đầy lạc quan về triển vọng của nền kinh tế thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 19-7, ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng của mình đối với kế hoạch nâng lãi suất của Fed, khiến chỉ số đồng USD suy yếu, sau khi đã tăng nhờ lời cáo cuộc của Tổng thống Mỹ trên mạng xã hội về việc Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã thao túng tiền tệ và lãi suất.
Peter Hug, Giám đốc giao dịch toàn cầu tại Kitco Metals, nhận định có thể nhiều người cho rằng Fed độc lập và những phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của Fed, song đây có thể là khởi đầu của một chính sách lớn hơn, theo đó Mỹ muốn khiến đồng USD suy yếu để làm hàng hóa Mỹ rẻ hơn và bù đắp một số tổn thất do các biện pháp thuế quan đáp trả từ các đối tác thương mại của Mỹ.
Khép lại phiên giao dịch cuối tuần ngày 20-7, tại sàn giao dịch COMEX (Mỹ), giá vàng giao ngay tăng 0,7%, lên 1.230,89 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8-2018 tăng 7,10 USD (0,6%), len 1.231,10 USD/ounce. Tính chung cả tuần qua, giá vàng này hạ 0,8%
Theo Merrill Lynch từ ngân hàng Bank of America, lo ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu đã kiến giới đầu tư rót thêm 5 tỷ USD vào thị trường trái phiếu trong tuần, trong khi lại rút 1,2 tỷ USD từ thị trường vàng.
Đáng chú ý, trong phiên này, giá bạch kim tăng mạnh 2,8%, lên 827 USD/ounce, sau khi tăng 3,2% vào đầu phiên. Tuy nhiên, mặt hàng này gần như đi ngang so với tuần trước đó. Giá bạc tăng 1,7%, lên 15,52 USD/ounce, song vẫn mất 2% cả tuần. Còn giá paladi tiến 2,7%, lên 893 USD/ounce, nhưng sụt mạnh gần 5% cả tuần qua.
Brexit: Anh nêu điều kiện thanh toán "hóa đơn ly hôn" với EU
Anh sẽ chỉ thanh toán "hóa đơn ly hôn" với Liên minh châu Âu (EU) nếu khối thị trường chung này đồng ý với kế hoạch Brexit, Anh rời khỏi EU, mà London công bố mới đây nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại trong tương lai giữa hai bên.
Tân Bộ trưởng Brexit Anh Dominic Raab đã đưa ra điều kiện trên trong bài phỏng vấn tờ Sunday Telegraph phát hành ngày 22-7.
Trong bài phỏng vấn này, ông Rabb cho rằng điều kiện là yếu tố cần thiết trong quá trình đàm phán giữa Anh và EU về tiến trình Brexit. Theo ông, yếu tố này được nêu rõ trong Điều 50 Hiệp ước Lisbon về tiến trình một thành viên rút khỏi EU, trong đó quy định phải có kế hoạch chuẩn bị cho mối quan hệ mới giữa hai bên.
Ông bảo vệ quan điểm việc Anh nêu điều kiện nói trên nhằm bảo đảm quyền lợi của Anh, cũng như bảo đảm sự công bằng trong tiến trình đàm phán Brexit. Cũng theo ông, việc đạt được thỏa thuận "ly hôn" và kế hoạch xây dựng quan hệ tương lai giữa Anh và EU là hai vấn đề có quan hệ mật thiết./.
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của mọi lĩnh vực, ngành nghề đều liên quan đến Internet. Trên không gian mạng, lĩnh vực “tên miền” đang mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức với các đối tượng tham gia.
Ngành công nghiệp tên miền không tạo ra vật chất cho doanh nghiệp nhưng lại là yếu tố không thể thiếu trong kỷ nguyên số hóa khi xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường… Tại Việt Nam, tên miền quốc gia “.vn” đang có những bước phát triển nhanh, khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế số.
Tên miền Việt Nam có đuôi “.vn” được xác định là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên mạng Internet. Sau một thời gian hoạt động, loại tên miền này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Tên miền tiếng Việt tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, quảng cáo. Do đặc thù ưu tiên về khu vực địa lý, các website đăng ký tên miền “.vn” mang đến giá trị tìm kiếm cao hơn khi người dùng có địa chỉ IP ( Internet protocol - giao thức Internet) trong nước tìm kiếm bằng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… Cụ thể, khi tìm kiếm từ khóa tại Việt Nam thì các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên hiển thị trước các tên miền có đuôi “.vn,” do đó, có thể tăng cơ hội cho website của đơn vị tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, sử dụng tên miền “.vn” còn giúp các đơn vị giảm thiểu chi phí đầu tư quảng cáo trên các kênh tiếp thị trực tuyến.
Theo ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin Truyền thông, ngành công nghiệp tên miền là một nhân tố song hành với sự phát triển Internet trên toàn cầu. Không chỉ góp phần mở rộng không gian địa chỉ trên mạng, tên miền thúc đẩy sự sáng tạo trong việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
Hiện nay, tên miền “.vn” được pháp luật Việt Nam bảo vệ chặt chẽ với những điều khoản quan trọng được quy định trong Luật Công nghệ thông tin, do đó doanh nghiệp không phải lo ngại việc giả mạo hay đánh cắp thông tin.
Đặc biệt tên miền còn được quản lý, giám sát 24/24 bằng hệ thống máy chủ được phân bố khắp nơi trên toàn quốc để đảm bảo sự hoạt động của các tên miền. Ngoài ra, sử dụng tên miền “.vn” còn được hưởng lợi về mặt an toàn thông tin trong trường hợp có những trục trặc hay mất liên lạc quốc tế như đứt cáp quang biển.
Đồng bộ với tên nhãn hàng, tên miền “.vn” là chỉ dẫn địa lý ngầm xác định thị trường mục tiêu Việt Nam, giúp tăng sự tin tưởng từ người dùng khi doanh nghiệp đã được “định danh” rõ trên Internet, đồng thời đảm bảo độ an toàn tin cậy cho người sử dụng khi thanh toán trực tuyến.
Việc truy vấn tên miền được bảo đảm an toàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp tránh các nguy cơ tấn công, thay đổi thông tin liên hệ hoặc can thiệp thay đổi máy chủ.
Với tính hợp pháp, xác thực của chủ thể được quản lý, nhận diện bởi cơ quan quản lý tên miền quốc gia Việt Nam, tên miền “.vn” được ví như “tem bảo hành” cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
Tính đến tháng 01-2018, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm 67% dân số. Với tốc độ tăng khoảng 28%, trong năm vừa qua, Việt Nam đã có thêm gần 14 triệu thành viên mới sử dụng Internet. Mặc dù lượng người sử dụng mạng tăng nhanh nhưng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) Vũ Thế Bình hiện chỉ có khoảng 10 nhà đăng ký tên miền hoạt động.
Thời gian qua, một số nhà đăng ký tên miền mua lại phần kinh doanh tên miền của các đơn vị nên số lượng nhà cung cấp dịch vụ tên miền bị giảm. Nhằm phát triển thị trường tên miền, Trung tâm Internet Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo trao đổi chính sách, cung cấp thông tin về tình hình phát triển tên miền với các nhà đăng ký tên miền.
Ông Vũ Thế Bình nhận định, trong thời gian tới, việc kinh doanh tên miền tại Việt Nam sẽ gia tăng và mở ra cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp tên miền. Ngoài ra, môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công nghiệp tên miền phát triển cân bằng. Hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam về đăng ký, sử dụng tất cả các loại tên miền đã đầy đủ, thuận lợi cho doanh nghiệp và người sử dụng. Vấn đề còn lại là hành động cụ thể của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội tham gia vào ngành công nghiệp rất tiềm năng này...
Việt Nam cùng các nước thúc đẩy Hiệp định CPTPP sớm có hiệu lực
Ngày 18-7, trưởng đoàn đàm phán của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhóm họp tại Hakone, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, nhằm thúc giục các quốc gia còn lại nhanh chóng hoàn tất các thủ tục trong nước để CPTPP sớm có hiệu lực, đồng thời trao đổi việc mở rộng các nước tham gia hiệp định. Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị là Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Lương Hoàng Thái.
Phát biểu mở đầu hội nghị, trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto bày tỏ mong muốn CPTPP sẽ sớm có thể phát huy hiệu lực vào đầu năm tới. Theo quy định thống nhất giữa các quốc gia, CPTPP sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 nước tham gia hiệp định này hoàn thành thủ tục thông qua trong nước. Cùng với Nhật Bản, Mexico, các quốc gia như Singapore, New Zealand khả năng cao sẽ hoàn thành các thủ tục thông qua trong nước vào năm nay.
Cuộc họp cũng thảo luận về gói thủ tục liên quan tới quốc gia mới muốn tham gia CPTPP, sau khi hiệp định này có hiệu lực. Hiện tại các nước như Thái Lan, Colombia... được cho đang có nguyện vọng tham gia.
Thu ngân sách từ 3 khu vực kinh tế quan trọng đạt thấp sau 6 tháng
Tổng thu ngân sách Nhà nước sau 6 tháng tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tiến độ từ 3 khu vực quan trọng lại đạt thấp so với dự toán. Theo con số vừa được đại diện Bộ Tài chính cho biết, tính tới hết tháng Sáu, tổng thu ước đạt 651.700 tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong số này, thu từ dầu thô đã đạt 82,4% dự toán, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng khoảng 6,9% và hiện đạt 54,9% dự toán. Với thu nội địa, khoản này hiện đạt 47,6% dự toán.
Riêng về thu nội địa, theo thống kê, cả nước có 43 địa phương thu đạt trên 50% dự toán, 20 địa phương thu dưới 50% dự toán, cá biệt một số địa phương thu nội địa đạt thấp, dưới 40% dự toán.
Những kết quả trên theo lãnh đạo Bộ Tài chính là tích cực. Tuy nhiên, vấn đề là tiến độ thu từ 3 khu vực kinh tế quan trọng đạt thấp so yêu cầu dự toán. Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 43,7% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,7% dự toán; tiến độ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có khá hơn nhưng cũng mới đạt 47,8% dự toán.
Ở hướng ngược lại, tổng chi ngân sách sau 6 tháng là 649.200 tỷ đồng, bằng 42,6% dự toán, tăng 11,3% so cùng kỳ năm 2017.
Theo lãnh đạo ngành tài chính, chi đầu tư xây dựng cưo bản tuy tiến độ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm 2017 (đạt 31,7% dự toán so với mức 25,6% cùng kỳ), song vẫn chậm so yêu cầu dự toán. Theo tính toán, hiện có 35 bộ, ngành Trung ương và 6 địa phương giải ngân đạt dưới 25% dự toán.
Thị trường dầu thế giới trải qua tuần ảm đạm thứ ba liên tiếp trong khi thị trường vàng bất ngờ đảo chiều tăng giá vào cuối tuần
Bất chấp đà phục hồi vào cuối tuần, song diễn biến mờ nhạt từ đầu tuần không giúp giá dầu thế giới thoát khỏi tuần đi xuống thứ ba liên tiếp, giữa bối cảnh lo ngại về nguy cơ dư thừa nguồn cung lại nhen nhóm trở lại trên thị trường.
Đầu tuần này (ngày 16-7), giá dầu thế giới đồng loạt mất hơn 4% và dầu Brent chạm mức “đáy” của ba tháng khi các cảng của Libya mở cửa trở lại và thị trường có thể chứng kiến nguồn cung của Nga và các nước sản xuất “vàng đen” khác tăng lên. Ngoài ra, những lo ngại về đà tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại cũng tác động tiêu cực đến giá dầu. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng với nhịp độ chậm hơn trong quý 2 giữa bối cảnh những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế nợ làm tổn thương đến các hoạt động khác, trong khi sản lượng công nghiệp tháng Sáu giảm xuống mức thấp của hai năm do cuộc tranh chấp thương mại với Mỹ.
Thị trường quay đầu đi lên trong hai phiên liền sau đó, nhờ sự gián đoạn nguồn cung ở Venezuela và dự trữ xăng dầu của Mỹ giảm. Trong báo cáo tuần công bố ngày 18-7, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ xăng của nước này đã giảm 3,2 triệu thùng vào tuần kết thúc hôm 13-7, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi ấm, giảm 371.000 thùng, cao hơn kỳ vọng của thị trường.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu được hậu thuẫn bởi thông tin Saudi Arabia dự kiến giảm lượng xuất khẩu dầu mỏ trong tháng 8-2018, xoa dịu lo ngại về khả năng dôi dư nguồn cung quá mức.
Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ vẫn chứng kiến tuần giảm thứ ba liên tiếp, do quan ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu lại dấy lên sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẵn sàng áp thuế với tất cả 505 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8-2018 tăng 1 USD (1,4%), lên 70,46 USD/thùng - mức cao nhất trong một tuần qua, song vẫn giảm 0,8% so với tuần trước đó.
Trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9-2018 cũng tăng 49 xu Mỹ (0,58%), lên 73,07 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu này vẫn mất khoảng 3%. Dù vậy, tính trong 12 tháng qua, giá dầu ngọt nhẹ đã tăng 45%, còn giá dầu Brent cộng thêm 48%.
Giới chuyên gia nhận định, bất chấp sự suy yếu và biến động gần đây trên thị trường năng lượng, xu hướng về dài hạn vẫn nghiêng về đà tăng. Mihir Kapadia, Giám đốc điều hành và là Nhà sáng lập tại Sun Global Investments cho biết tâm lý thận trọng vấn thống lĩnh thị trường dầu mỏ, chủ yếu do những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như triển vọng về nhu cầu dầu mỏ.
Trong phiên này, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố báo cáo cho hay, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm năm giàn trong tuần xuống 858 giàn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2017, số giàn khoan dầu tại Mỹ lại tăng 94 chiếc.
Trong một diễn biến khác, giá vàng đã dứt được chuỗi ngày giảm sâu từ đầu tuần để đảo chiều đi lên trong phiên cuối tuần, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng chỉ trích xu hướng mạnh lên của đồng USD cũng như lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Không khí ảm đạm bao phủ thị trường vàng từ đầu tuần này, do nhu cầu đối với mặt hàng kim loại quý tại các khu vực quan trọng khá thấp và kỳ vọng của các nhà đầu tư về lãi suất ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Đáng chú ý, giá kim loại quý này rơi xuống mức thấp nhất của một năm trong phiên giao dịch ngày 17-7, khi đồng USD mạnh lên trong bối cảnh Chủ tịch Fed Jerome Powell thực hiện điều trần trước Quốc hội Mỹ với nhận định đầy lạc quan về triển vọng của nền kinh tế thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 19-7, ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng của mình đối với kế hoạch nâng lãi suất của Fed, khiến chỉ số đồng USD suy yếu, sau khi đã tăng nhờ lời cáo cuộc của Tổng thống Mỹ trên mạng xã hội về việc Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã thao túng tiền tệ và lãi suất.
Peter Hug, Giám đốc giao dịch toàn cầu tại Kitco Metals, nhận định có thể nhiều người cho rằng Fed độc lập và những phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của Fed, song đây có thể là khởi đầu của một chính sách lớn hơn, theo đó Mỹ muốn khiến đồng USD suy yếu để làm hàng hóa Mỹ rẻ hơn và bù đắp một số tổn thất do các biện pháp thuế quan đáp trả từ các đối tác thương mại của Mỹ.
Khép lại phiên giao dịch cuối tuần ngày 20-7, tại sàn giao dịch COMEX (Mỹ), giá vàng giao ngay tăng 0,7%, lên 1.230,89 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8-2018 tăng 7,10 USD (0,6%), len 1.231,10 USD/ounce. Tính chung cả tuần qua, giá vàng này hạ 0,8%
Theo Merrill Lynch từ ngân hàng Bank of America, lo ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu đã kiến giới đầu tư rót thêm 5 tỷ USD vào thị trường trái phiếu trong tuần, trong khi lại rút 1,2 tỷ USD từ thị trường vàng.
Đáng chú ý, trong phiên này, giá bạch kim tăng mạnh 2,8%, lên 827 USD/ounce, sau khi tăng 3,2% vào đầu phiên. Tuy nhiên, mặt hàng này gần như đi ngang so với tuần trước đó. Giá bạc tăng 1,7%, lên 15,52 USD/ounce, song vẫn mất 2% cả tuần. Còn giá paladi tiến 2,7%, lên 893 USD/ounce, nhưng sụt mạnh gần 5% cả tuần qua.
Brexit: Anh nêu điều kiện thanh toán "hóa đơn ly hôn" với EU
Anh sẽ chỉ thanh toán "hóa đơn ly hôn" với Liên minh châu Âu (EU) nếu khối thị trường chung này đồng ý với kế hoạch Brexit, Anh rời khỏi EU, mà London công bố mới đây nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại trong tương lai giữa hai bên.
Tân Bộ trưởng Brexit Anh Dominic Raab đã đưa ra điều kiện trên trong bài phỏng vấn tờ Sunday Telegraph phát hành ngày 22-7.
Trong bài phỏng vấn này, ông Rabb cho rằng điều kiện là yếu tố cần thiết trong quá trình đàm phán giữa Anh và EU về tiến trình Brexit. Theo ông, yếu tố này được nêu rõ trong Điều 50 Hiệp ước Lisbon về tiến trình một thành viên rút khỏi EU, trong đó quy định phải có kế hoạch chuẩn bị cho mối quan hệ mới giữa hai bên.
Ông bảo vệ quan điểm việc Anh nêu điều kiện nói trên nhằm bảo đảm quyền lợi của Anh, cũng như bảo đảm sự công bằng trong tiến trình đàm phán Brexit. Cũng theo ông, việc đạt được thỏa thuận "ly hôn" và kế hoạch xây dựng quan hệ tương lai giữa Anh và EU là hai vấn đề có quan hệ mật thiết./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 16 đến ngày 22-7-2018)  (24/07/2018)
Công bố tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập các cuốn 2,4 và 6 tiếng Lào  (24/07/2018)
Xây dựng đơn vị học tập, công dân học tập, xã hội học tập gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  (24/07/2018)
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào khắc phục hậu quả vỡ đập thủy điện  (24/07/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên