Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 15 đến 21-5-2017)
21:54, ngày 23-05-2017
TCCSĐT - Chỉ hơn 30 phút sau khi kết thúc "Hội nghị Diên Hồng" lần thứ 2 giữa Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, ngay trong chiều 17-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành để xem xét các kiến nghị của doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay bình ổn thị trường
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 3522/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung tại công văn số 1098/NHNN-TD ngày 26-02-2015; công văn số 9641/NHNN-TD ngày 16-12-2015 nhằm đẩy mạnh chương trình cho vay bình ổn thị trường.
Cụ thế, tại văn bản này Thống đốc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động nắm bắt thông tin, tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố các giải pháp triển khai chương trình cho vay bình ổn thị trường hiệu quả. Cùng với đó, phối hợp với sở, ban ngành trên địa bàn lựa chọn mặt hàng thiết yếu là các hàng hóa sản xuất trong nước tham gia chương trình để phục vụ người tiêu dùng bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp; khuyến khích mở rộng danh sách doanh nghiệp tham gia Chương trình cho vay bình ổn thị trường trên địa bàn.
Văn bản cũng chỉ đạo gắn chương trình này với chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và xây dựng mối liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông hàng hóa giữa các đơn vị tham gia chương trình cho vay bình ổn thị trường với các đơn vị ngoài chương trình nhằm bảo đảm ổn định cung-cầu về hàng hóa trên địa bàn đồng thời, rà soát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình cho vay bình ổn thị trường, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có giải pháp tháo gỡ. Cùng với đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn dành nguồn vốn với mức lãi suất phù hợp để tham gia chương trình cho vay bình ổn thị trường; thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình triển khai của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và thực hiện việc đánh giá, tổng kết, sơ kết hằng năm.
Đối với các tổ chức tín dụng, Thống đốc yêu cầu tiếp tục thực hiện các nội dung chương trình cho vay bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, mở rộng đối tượng tiếp cận vốn theo chương trình cho vay bình ổn thị trường từ các doanh nghiệp phân phối, lưu thông hàng hóa bình ổn sang các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch.
Thống đốc cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý, thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng phải bảo đảm an toàn trong hoạt động. Cùng với đó, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng hiểu và nắm được đầy đủ thông tin liên quan đến chương trình cho vay bình ổn thị trường; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo quy định của pháp luật.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các tổ chức tín dụng kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc phát sinh và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để tháo gỡ thông qua Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các sở, ngành địa phương.
Thủ tướng chủ trì họp giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp
Chỉ hơn 30 phút sau khi kết thúc "Hội nghị Diên Hồng" lần thứ 2 giữa Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, ngay trong chiều 17-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành để xem xét các kiến nghị của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó thống nhất chủ trương, giải pháp xử lý những kiến nghị này với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Buổi làm việc có sự tham dự của đại diện VCCI; các hiệp hội, đại diện cộng đồng doanh nghiệp và trực tiếp tham gia ý kiến đóng góp vào việc xây dựng chính sách, hoàn thiện thể chế của Chính phủ.
Những nội dung góp ý của các thành viên Chính phủ xoay quanh dự thảo Chỉ thị về triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, nêu rõ các giải pháp, nhiệm vụ và mốc thời gian cụ thể với 8 mục để lấy ý kiến của các bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, góp ý vào dự thảo theo hướng bám sát các kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng và doanh nghiệp. Các giải pháp, nhiệm vụ này phải khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay để bảo đảm đúng tiến độ các mục tiêu của Nghị quyết 35, được ban hành hơn một năm sau hội nghị đầu tiên giữa Thủ tướng và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng có 14 nội dung cần bổ sung vào dự thảo Chỉ thị như: Vấn đề hóa đơn điện tử, mạng dùng chung của các hộ cá thể, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; vấn đề khởi nghiệp; tiếp cận đất đai; thế chấp đất đai vay vốn… và những vấn đề quan trọng để tháo gỡ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.
Về chủ trương chuyển đổi 5 triệu hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng, nếu làm tốt thì đến năm 2020 có thể nâng tổng số doanh nghiệp cả nước lên 1,4 triệu doanh nghiệp. Nhưng nếu làm không tốt thì đạt 1 triệu doanh nghiệp cũng là khó. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo cần có biện pháp thực hiện tốt công việc này, trong đó có chính sách thuế. Đây là biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tăng thu ngân sách, quy mô GDP của nền kinh tế.
Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để đưa tín dụng vào nền kinh tế thông qua những biện pháp cụ thể theo hướng thuận lợi, hiệu quả hơn và quy định rõ trong Chỉ thị nhằm tạo nguồn lực cho phát triển, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo quy định cụ thể trong dự thảo Chỉ thị vấn đề hỗ trợ tư pháp cho các doanh nghiệp, nhất là nhóm các quy định về phá sản doanh nghiệp. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến của các bộ, ngành, hiệp hội tại cuộc họp, sớm hoàn tất dự thảo trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị này.
Việt Nam đề xuất sáng kiến tạo thuận lợi cho thương mại điện tử
Việt Nam vừa đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại Điện tử trong khu vực APEC và coi đây là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Năm APEC 2017. Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết Việt Nam đã đưa ra đề xuất này trên cơ sở trong quá trình hoạt động của Diễn đàn, các nhà lãnh đạo APEC đã nhận thấy vai trò quan trọng của thương mại điện tử trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.
Chỉ riêng năm 2016, doanh thu thương mại điện tử B2C toàn cầu đạt 1.900 tỷ USD; trong đó doanh thu lĩnh vực này của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 1.000 tỷ USD. Tỷ lệ doanh thu trên tổng doanh thu bán lẻ của khu vực này đạt 12,1%, cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới.
Khuôn khổ này tập trung vào 5 trụ cột gồm: Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế trong APEC; Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC; Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực và Giải quyết những vấn đề mới trong thương mại điện tử xuyên biên giới.
Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại Điện tử trong APEC là một trong những điểm nhấn của năm APEC 2017 và được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; trở thành nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực.
IEA: Cán cân cung cầu trên thị trường dầu mỏ tiến gần đến sự cân bằng
Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 16-5, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cán cân cung cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới đang tiến gần đến sự cân bằng. Tuy nhiên, cơ quan này lưu ý rằng sự gia tăng nguồn cung từ Mỹ có thể làm giảm hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đối với thị trường "vàng đen".
Cuối tháng 11-2016, OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ ngày 01-01 vừa qua và kéo dài trong 6 tháng. Sau đó một tháng các nhà sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, dẫn đầu là Nga, đã đồng ý giảm sản lượng 558.000 thùng/ngày, nhằm giải quyết tình trạng dư cung trên thị trường vốn đẩy giá dầu xuống mức thấp. Tuy nhiên, việc giá dầu vượt trên 50 USD/thùng đã khích lệ các nhà sản xuất dầu mỏ tại Mỹ trở lại thị trường.
Trong tháng Hai vừa qua, sản lượng dầu mỏ tại Mỹ đã tăng trở lại nhờ hoạt động khai thác dầu đá phiến tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Theo các chuyên gia phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016 lên mức 9,3 triệu thùng/ngày.
Trong một báo cáo hồi tháng Ba vừa qua, IEA từng dự báo mặc dù hiện nay thế giới đang dư thừa nguồn cung dầu mỏ, song nguồn cung sẽ tăng chậm lại sau năm 2020 và đẩy giá dầu lên mức cao hơn.
FDI hai chiều Mỹ - Trung đạt kỷ lục hơn 60 tỷ USD trong năm 2016
Theo báo cáo chung mới công bố của tổ chức nghiên cứu và tư vấn Rhodium Group và Ủy ban Quốc gia về quan hệ Mỹ-Trung, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hai chiều Mỹ - Trung vượt mức 60 tỷ USD trong năm 2016, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy tầm quan trọng của FDI trong quan hệ kinh tế song phương.
Báo cáo cho biết dòng FDI từng chủ yếu là một chiều từ Mỹ vào Trung Quốc và nay đã mang tính chất hai chiều, với dòng FDI hàng năm đổ vào lẫn nhau là hàng chục tỷ USD. Theo báo cáo, tổng giá trị giao dịch FDI của Mỹ ở Trung Quốc đạt trên 240 tỷ USD tính đến cuối năm 2016, trong khi của Trung Quốc tại Mỹ là 110 tỷ USD. Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ tăng với tốc độ kỷ lục.
Năm 2016, các công ty Trung Quốc đầu tư 46 tỷ USD tại Mỹ, gấp ba lần năm 2015 và gấp 10 lần so với chỉ 5 năm trước.
Không chỉ FDI hai chiều tăng trưởng nhanh, mục tiêu đầu tư cũng được mở rộng từ các lĩnh vực truyền thống là năng lượng và bất động sản sang dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng, khi Trung Quốc ngày càng cần đầu tư lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng.
Báo cáo cho biết, ngược lại với năm 2013, khi đầu tư chủ yếu là vào nhiên liệu hóa thạch, hơn 90% FDI của Trung Quốc năm 2016 là vào dịch vụ và chế tạo tiên tiến. Báo cáo trên nhận định đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ trong năm 2017 sẽ giảm so với mức cao kỷ lục năm 2016, nhưng dòng FDI hai chiều sẽ vẫn là thành tố chính trong hợp tác kinh tế Mỹ - Trung trong những năm tới.
Trong khi đó, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước này trong lĩnh vực phi tài chính trong tháng Tư đạt 5,82 tỷ USD, giảm 71% so với cùng kỳ năm ngoái, khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt dòng vốn ra bên ngoài./.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 3522/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung tại công văn số 1098/NHNN-TD ngày 26-02-2015; công văn số 9641/NHNN-TD ngày 16-12-2015 nhằm đẩy mạnh chương trình cho vay bình ổn thị trường.
Cụ thế, tại văn bản này Thống đốc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động nắm bắt thông tin, tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố các giải pháp triển khai chương trình cho vay bình ổn thị trường hiệu quả. Cùng với đó, phối hợp với sở, ban ngành trên địa bàn lựa chọn mặt hàng thiết yếu là các hàng hóa sản xuất trong nước tham gia chương trình để phục vụ người tiêu dùng bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp; khuyến khích mở rộng danh sách doanh nghiệp tham gia Chương trình cho vay bình ổn thị trường trên địa bàn.
Văn bản cũng chỉ đạo gắn chương trình này với chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và xây dựng mối liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông hàng hóa giữa các đơn vị tham gia chương trình cho vay bình ổn thị trường với các đơn vị ngoài chương trình nhằm bảo đảm ổn định cung-cầu về hàng hóa trên địa bàn đồng thời, rà soát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình cho vay bình ổn thị trường, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có giải pháp tháo gỡ. Cùng với đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn dành nguồn vốn với mức lãi suất phù hợp để tham gia chương trình cho vay bình ổn thị trường; thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình triển khai của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và thực hiện việc đánh giá, tổng kết, sơ kết hằng năm.
Đối với các tổ chức tín dụng, Thống đốc yêu cầu tiếp tục thực hiện các nội dung chương trình cho vay bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, mở rộng đối tượng tiếp cận vốn theo chương trình cho vay bình ổn thị trường từ các doanh nghiệp phân phối, lưu thông hàng hóa bình ổn sang các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch.
Thống đốc cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý, thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng phải bảo đảm an toàn trong hoạt động. Cùng với đó, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng hiểu và nắm được đầy đủ thông tin liên quan đến chương trình cho vay bình ổn thị trường; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo quy định của pháp luật.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các tổ chức tín dụng kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc phát sinh và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để tháo gỡ thông qua Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các sở, ngành địa phương.
Thủ tướng chủ trì họp giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp
Chỉ hơn 30 phút sau khi kết thúc "Hội nghị Diên Hồng" lần thứ 2 giữa Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, ngay trong chiều 17-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành để xem xét các kiến nghị của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó thống nhất chủ trương, giải pháp xử lý những kiến nghị này với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Buổi làm việc có sự tham dự của đại diện VCCI; các hiệp hội, đại diện cộng đồng doanh nghiệp và trực tiếp tham gia ý kiến đóng góp vào việc xây dựng chính sách, hoàn thiện thể chế của Chính phủ.
Những nội dung góp ý của các thành viên Chính phủ xoay quanh dự thảo Chỉ thị về triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, nêu rõ các giải pháp, nhiệm vụ và mốc thời gian cụ thể với 8 mục để lấy ý kiến của các bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, góp ý vào dự thảo theo hướng bám sát các kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng và doanh nghiệp. Các giải pháp, nhiệm vụ này phải khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay để bảo đảm đúng tiến độ các mục tiêu của Nghị quyết 35, được ban hành hơn một năm sau hội nghị đầu tiên giữa Thủ tướng và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng có 14 nội dung cần bổ sung vào dự thảo Chỉ thị như: Vấn đề hóa đơn điện tử, mạng dùng chung của các hộ cá thể, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; vấn đề khởi nghiệp; tiếp cận đất đai; thế chấp đất đai vay vốn… và những vấn đề quan trọng để tháo gỡ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.
Về chủ trương chuyển đổi 5 triệu hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng, nếu làm tốt thì đến năm 2020 có thể nâng tổng số doanh nghiệp cả nước lên 1,4 triệu doanh nghiệp. Nhưng nếu làm không tốt thì đạt 1 triệu doanh nghiệp cũng là khó. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo cần có biện pháp thực hiện tốt công việc này, trong đó có chính sách thuế. Đây là biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tăng thu ngân sách, quy mô GDP của nền kinh tế.
Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để đưa tín dụng vào nền kinh tế thông qua những biện pháp cụ thể theo hướng thuận lợi, hiệu quả hơn và quy định rõ trong Chỉ thị nhằm tạo nguồn lực cho phát triển, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo quy định cụ thể trong dự thảo Chỉ thị vấn đề hỗ trợ tư pháp cho các doanh nghiệp, nhất là nhóm các quy định về phá sản doanh nghiệp. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến của các bộ, ngành, hiệp hội tại cuộc họp, sớm hoàn tất dự thảo trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị này.
Việt Nam đề xuất sáng kiến tạo thuận lợi cho thương mại điện tử
Việt Nam vừa đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại Điện tử trong khu vực APEC và coi đây là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Năm APEC 2017. Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết Việt Nam đã đưa ra đề xuất này trên cơ sở trong quá trình hoạt động của Diễn đàn, các nhà lãnh đạo APEC đã nhận thấy vai trò quan trọng của thương mại điện tử trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.
Chỉ riêng năm 2016, doanh thu thương mại điện tử B2C toàn cầu đạt 1.900 tỷ USD; trong đó doanh thu lĩnh vực này của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 1.000 tỷ USD. Tỷ lệ doanh thu trên tổng doanh thu bán lẻ của khu vực này đạt 12,1%, cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới.
Khuôn khổ này tập trung vào 5 trụ cột gồm: Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế trong APEC; Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC; Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực và Giải quyết những vấn đề mới trong thương mại điện tử xuyên biên giới.
Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại Điện tử trong APEC là một trong những điểm nhấn của năm APEC 2017 và được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; trở thành nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực.
IEA: Cán cân cung cầu trên thị trường dầu mỏ tiến gần đến sự cân bằng
Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 16-5, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cán cân cung cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới đang tiến gần đến sự cân bằng. Tuy nhiên, cơ quan này lưu ý rằng sự gia tăng nguồn cung từ Mỹ có thể làm giảm hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đối với thị trường "vàng đen".
Cuối tháng 11-2016, OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ ngày 01-01 vừa qua và kéo dài trong 6 tháng. Sau đó một tháng các nhà sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, dẫn đầu là Nga, đã đồng ý giảm sản lượng 558.000 thùng/ngày, nhằm giải quyết tình trạng dư cung trên thị trường vốn đẩy giá dầu xuống mức thấp. Tuy nhiên, việc giá dầu vượt trên 50 USD/thùng đã khích lệ các nhà sản xuất dầu mỏ tại Mỹ trở lại thị trường.
Trong tháng Hai vừa qua, sản lượng dầu mỏ tại Mỹ đã tăng trở lại nhờ hoạt động khai thác dầu đá phiến tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Theo các chuyên gia phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016 lên mức 9,3 triệu thùng/ngày.
Trong một báo cáo hồi tháng Ba vừa qua, IEA từng dự báo mặc dù hiện nay thế giới đang dư thừa nguồn cung dầu mỏ, song nguồn cung sẽ tăng chậm lại sau năm 2020 và đẩy giá dầu lên mức cao hơn.
FDI hai chiều Mỹ - Trung đạt kỷ lục hơn 60 tỷ USD trong năm 2016
Theo báo cáo chung mới công bố của tổ chức nghiên cứu và tư vấn Rhodium Group và Ủy ban Quốc gia về quan hệ Mỹ-Trung, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hai chiều Mỹ - Trung vượt mức 60 tỷ USD trong năm 2016, cao nhất từ trước tới nay, cho thấy tầm quan trọng của FDI trong quan hệ kinh tế song phương.
Báo cáo cho biết dòng FDI từng chủ yếu là một chiều từ Mỹ vào Trung Quốc và nay đã mang tính chất hai chiều, với dòng FDI hàng năm đổ vào lẫn nhau là hàng chục tỷ USD. Theo báo cáo, tổng giá trị giao dịch FDI của Mỹ ở Trung Quốc đạt trên 240 tỷ USD tính đến cuối năm 2016, trong khi của Trung Quốc tại Mỹ là 110 tỷ USD. Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ tăng với tốc độ kỷ lục.
Năm 2016, các công ty Trung Quốc đầu tư 46 tỷ USD tại Mỹ, gấp ba lần năm 2015 và gấp 10 lần so với chỉ 5 năm trước.
Không chỉ FDI hai chiều tăng trưởng nhanh, mục tiêu đầu tư cũng được mở rộng từ các lĩnh vực truyền thống là năng lượng và bất động sản sang dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng, khi Trung Quốc ngày càng cần đầu tư lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng.
Báo cáo cho biết, ngược lại với năm 2013, khi đầu tư chủ yếu là vào nhiên liệu hóa thạch, hơn 90% FDI của Trung Quốc năm 2016 là vào dịch vụ và chế tạo tiên tiến. Báo cáo trên nhận định đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ trong năm 2017 sẽ giảm so với mức cao kỷ lục năm 2016, nhưng dòng FDI hai chiều sẽ vẫn là thành tố chính trong hợp tác kinh tế Mỹ - Trung trong những năm tới.
Trong khi đó, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước này trong lĩnh vực phi tài chính trong tháng Tư đạt 5,82 tỷ USD, giảm 71% so với cùng kỳ năm ngoái, khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt dòng vốn ra bên ngoài./.
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cần sự quyết tâm chung của cả hệ thống chính trị để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cả năm  (23/05/2017)
Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới  (23/05/2017)
Phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các trường đại học, cao đẳng  (23/05/2017)
Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017: Chuẩn bị chu đáo để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc  (23/05/2017)
Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc Quỹ phát triển quốc tế của OPEC  (23/05/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên