Có một giá trị không bao giờ thay đổi, luôn được từng người Quảng Ninh nói chung, từng người thợ mỏ nói riêng nhắc tới, mặc dù vùng đất ấy trải qua gần 40 năm đổi mới đã có những đổi thay to lớn và toàn diện. Giá trị luôn được nhắc đến đó là Kỷ luật và Đồng tâm.
“Kỷ luật và đồng tâm” là cốt lõi truyền thống văn hóa của công nhân mỏ vùng than Quảng Ninh. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, giá trị ấy của những người thợ mỏ đã góp phần tô điểm, làm sinh động văn hóa giai cấp công nhân Việt Nam; đồng thời lan tỏa, trở thành nét đặc sắc riêng có và là một trong những nền tảng để hình thành nên giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh.
Các đặc trưng: hào sảng, lạc quan, yêu đời, yêu công việc, đoàn kết và tinh thần kỷ luật là những thành tố nổi trội trong văn hóa đặc trưng của người công nhân mỏ than. Việc gìn giữ và phát huy những giá trị cốt lõi đó đã và đang không chỉ giúp ngành than tiếp tục phát triển, mà còn trở thành sức mạnh nội sinh to lớn, là động lực, nguồn lực cho tỉnh Quảng Ninh phát triển bứt phá trong những năm gần đây.
Những đặc trưng cốt cách của công nhân vùng mỏ, trước hết được thể hiện trong lao động, sản xuất. Ngành than vốn đòi hỏi tính kỷ luật cao bởi sự nặng nhọc, vất vả, lại nhiều rủi ro. Do đó, người công nhân phải có ý thức cao trong việc thực hiện nội quy lao động, quy trình kỹ thuật cũng như tác phong làm việc, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và đồng nghiệp. Ðồng thời, họ phải có sự đồng tâm thì công việc mới được thuận lợi. Khẩu hiệu “kỷ luật và đồng tâm” đã gắn bó với những con người làm trong ngành than, trải qua quá trình lao động và đấu tranh, thấm đẫm cả máu xương đồng đội, khẩu hiệu Kỷ luật và Đồng tâm đã trở thành một giá trị và có tính kế thừa. Đa số các gia đình đều có nhiều thế hệ cùng hoạt động trong ngành than và có lẽ vì vậy, những công nhân tuy trẻ tuổi nghề nhưng lại rất thấu hiểu và phát huy tốt phẩm chất của những thế hệ đi trước. Đó chính là do giá trị Kỷ luật và Đồng tâm đã lan tỏa từ các khu mỏ ra môi trường gia đình công nhân, ra xã hội xung quanh, thấm đẫm vào từng người con vùng đất mỏ.
“Kỷ luật và đồng tâm” trở thành khẩu hiệu truyền thống của người thợ mỏ và xuất phát từ một câu chuyện lịch sử. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp mở rộng khai thác thuộc địa, nhất là khai thác than ở vùng Quảng Ninh. Do công việc khai thác mỏ thời bấy giờ hoàn toàn thủ công, nên thợ mỏ phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, đồng lương lại ít ỏi, các điều kiện sinh hoạt đều thiếu thốn. Những người công nhân lúc đó đã đồng tâm cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ban đầu là những cuộc bãi công manh mún, sau thu hút được sự đồng tâm của số đông nên đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của hơn 30 nghìn thợ mỏ vào ngày 12-11-1936. Sau cuộc tổng bãi công ấy, chủ mỏ đã phải chấp nhận tất cả mọi yêu sách của công nhân. Từ đó, ngày 12-11 đã trở thành Ngày Truyền thống công nhân vùng mỏ - Truyền thống ngành than. Khẩu hiệu “Kỷ luật và đồng tâm” được tuyên truyền xuyên suốt cuộc bãi công, khi thành công đã trở thành tài sản tinh thần vô giá, được áp dụng vào lao động sản xuất, rồi được áp dụng vào đời sống công nhân ngành than, rồi lan tỏa ra xã hội, trở thành một đặc trưng thành phần góp tạo nên bản sắc văn hóa, con người Quảng Ninh.
Truyền thống đó, không chỉ được các công ty than tiếp nối, phát huy, sự quy củ, kỷ luật, làm việc rất bài bản, nguyên tắc là tất yếu với từng người công nhân và với tổ chức, hoạt động của công ty. Hàng trăm thợ mỏ dù lúc sinh hoạt hay làm việc đều tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy định đề ra. Hàng trăm người xếp hàng ngay ngắn, trật tự khi ăn, khi lấy dụng cụ và vào lò. Tinh thần kỷ luật và đồng tâm được phát huy vì sự an toàn, và ngày nay còn vì năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Những người thợ mỏ dù đến từ nhiền vùng quê khác nhau, nhưng hội tụ lại ở vùng đất mỏ Quảng Ninh, ở họ có sự khác biệt riêng, đồng thời có sự hòa trộn các nét văn hóa, ý nghĩa đồng tâm cũng hàm ý là cả sự hòa hợp của các nền văn hóa, từ văn hóa khu vực dân cư vùng đồng bằng sông Hồng, dân cư vùng biển, đồng bào dân tộc thiểu số,… của những đặc trưng con người các vùng miền, từ đó hình thành một nét văn hóa đặc trưng của con người Quảng Ninh
Tinh thần lạc quan, hảo sảng, tạo cho con người vùng mỏ tình yêu quê hương, yêu công việc. Mặc dù vất vả nhưng đa số công nhân gắn bó với nghề cả cuộc đời. Có lẽ một phần vì họ luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ không chỉ từ các công nhân khác mà họ còn được chăm sóc chu đáo từ chính những người lãnh đjao, quản lý. CHăm lo đời sống công nhân được các lãnh đạo ngành than xác định vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm yêu thương gắn bó. Các công trình văn hóa, thể thao được đầu tư xây dựng để đem đến nụ cười, tiếng hát, để người công nhân có thể chất khỏe mạnh.
Các hoạt động văn hóa được tổ chức thường xuyên, nhất là vào những dịp lễ lớn của đất nước hay ngày truyền thống của ngành than. Các công ty đã xây dựng sân bóng đá, bóng chuyền, quần vợt… có câu lạc bộ thể thao hoạt động ngoài giờ với các bộ môn cầu lông, bóng chuyền, cờ vua, cờ tướng đáp ứng nhu cầu các anh em có năng khiếu, sở thích. Các ngày lễ lớn đều tổ chức các giải thi đấu thể thao. Ðều đặn hai năm một lần, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lại tổ chức các giải đấu lớn, công ty đều tạo điều kiện để công nhân viên tham gia các hoạt động thể thao. Các công ty đều có phong trào khuyến học, hằng năm tổ chức để khen thưởng con cán bộ, công nhân viên đạt danh hiệu học sinh giỏi, các cháu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; phong trào đóng góp bằng ngày công để hỗ trợ gia đình công nhân viên chức có hoàn cảnh khó khăn… Có công ty như Công ty cổ phần than Cao Sơn, đã tổ chức nhà truyền thống trưng bày những mô hình đời sống, sản xuất của công nhân mỏ, và từ năm 2014, Công ty đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Công viên Cao Sơn lưu thủy. Đây là nơi để thợ mỏ tìm đến thư giãn sau những giờ lao động nặng nhọc, là một điểm đến mang giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của công nhân. Công viên là một quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hóa Phật giáo, với các mô hình mô phỏng tháp Bút, chùa Một Cột, Văn Miếu... Tại đây có những khu vực thờ các bậc thánh nhân và anh hùng dân tộc... Công trình có không gian xanh mát, thoáng đãng, với diện tích rộng khoảng gần một héc-ta, tựa lưng vào núi, hướng ra vịnh Bái Tử Long. Nhiều tua du lịch lựa chọn nhà truyền thống và Công viên của Công ty làm điểm đến trong hành trình tham quan của du khách. Công ty than Dương Huy – thì đầu tư xây dựng nhà thi đấu thể thao nội bộ với sức chứa 1.000 người, phục vụ nhu cầu rèn luyện vui chơi của cán bộ, công nhân viên và người dân trên địa bàn; Giải thể thao truyền thống hằng năm vào ngày 12-11; phong trào lao động, sản xuất; chương trình Tháng 7 tri ân - hành trình “về nguồn”; tổ chức gặp mặt toàn thể công nhân, tuyên dương những công nhân tiêu biểu đạt công suất, ngày công cao;…
Đây là kết quả của tư duy vì người lao động. Công việc của thợ mỏ vốn vất vả, nặng nhọc, vì vậy những hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức thường xuyên sẽ giúp giảm sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ làm việc dưới hầm lò. Ðời sống văn hóa tinh thần được quan tâm chính là nguồn động lực giúp họ hoàn thành tốt hơn công việc, đồng thời nâng cao sự đoàn kết và tình đồng nghiệp, một nét đẹp truyền thống của công nhân vùng mỏ. Đây cũng là sự hưởng ứng tinh thần, quá trình đưa nghị quyết của Đảng vào đời sống công nhân vùng mỏ.
Triển khai Kết luận số 76 ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; thực hiện Nghị quyết số 11 ngàv 9/3/2018 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”; Nghị quyêt Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025; phát huy truyền thống “Kỳ luật và Đồng tâm” của công nhàn vùng Mỏ theo tinh thần Chương trình hành động bổ sung số 12 ngày 21/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Than Quảng Ninh, Ban Thường vụ Đảng ủy Than Quảng Ninh yêu cều các chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc chỉ đạo triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người lao động về đời sống văn hóa thợ mỏ và truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của công nhản Vùng Mỏ trong tình hình mới. Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động theo lời Bác dạy: “Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc.... sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc” cùng với chiến lược của TKV “Từ tài nguvên khoảng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh” và phương châm hành động “Thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hài hòa với địa phương và cộng đồng, hài hòa với đối tác bạn hàng”. Tuyên truyền về tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, lao động cần cù, sáng tạo của bao thế hệ công nhân Vùng Mỏ góp phần xây dựng ngành Than - Khoáng sản lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu về Than cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.
Lịch sử 85 năm truyền thống công nhân Mỏ luôn gắn với những đổi thay của đất nước. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển với truyền thống anh hùng của các thế hệ thợ Mỏ đã chung sức, chung lòng xây dựng nên ngôi nhà chung Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Việt Nam (TKV). Đối với TKV, truyền thống văn hóa phản ánh toàn bộ các hoạt động của đội ngũ thợ Mỏ cả về vật chất và đời sống tinh thần. Văn hóa thợ Mỏ nói về đội ngũ công nhân, lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam với hình ảnh là sự đa rạng, phong phú, nhiều sắc mầu và thường rất nổi bật được kết tinh theo cùng năm tháng, có sự giao thoa kỳ diệu giữa nhiều vùng văn hóa với nhau để tạo nên truyền thống cao đẹp của những người đi tìm than, khoáng sản. Bằng những sản phẩm mà thợ Mỏ tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, được chi phối bởi môi trường tự nhiên và xã hội, đã hình thành những nét đặc trưng riêng của Văn hóa TKV.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đất nước đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của toàn thể người dân. Trước những thách thức đó, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” một lần nữa lại được thắp sáng:
Trong đại dịch Covid-19: với tinh thần ưu tiên số một cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cần quyết liệt chi đạo hương ứng Lời kêu gọi ngày 29/7/2021 của Tổng Bí thư về công tác phòng, chống đại dịch COV1D-19: thực hiện tốt mục tiêu kép “Phòng chống dịch và sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong tình hình mới”, rà soát bổ sung nâng cấp kịch bản phòng chóng dịch Covid- 19 lên mức cao; tuyên truyền quán triet động viên cán bộ, công nhàn viên chức, người lao động thực hiện nghiêm các quy định của các cấp, các ngành, địa phương TKV và Đảng ủy Than Quảng Ninh trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá thông tin giả sai sự thật, xấu, độc: nắm bắt và định hướng kịp thời tình hình tư tưởng người lao động; đăng và chia sẻ các tin, bài trên trang fanpage “Người thợ”, facebook “Đoàn Than Quảng Ninh”, Zalo “Chiến binh”; mở rộng các hình thức tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, cơ quan quản lý với các đoàn thể quần chúng và cán bộ, đảng viên, người lao động trong đơn vị; tiếp thu ý kiến đóng góp của các đoàn thể quần chúng, người lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị cơ sở.
Trong đấu tranh với những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống: Triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm 2021 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; tổ chức tốt phong trào thi đua dân vận khéo, xây dựng hình ảnh “Người Thợ mỏ - Người Chiến sỹ”, tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.
Trong xây dựng đời sống văn hóa: Sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa thể thao, các nguồn lực ở đơn vị để chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lạo động; tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao do Tập đoàn, Đảng ủy Than Quảng Ninh tổ chức trong quý 3 và quý 4 năm 2021 như: Cuộc thi sáng tác ảnh “Nụ cười thợ mỏ”; Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2021; Liên hoan tiếng hát thợ mỏ; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hành cuốn sách “Truyền thống kỷ luật và đồng tâm của công nhân mỏ Quảng Ninh”: tham gia Giải báo chí “Búa liềm vàng” năm 2021; Hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2021....
Trong gìn giữ và phát huy văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới: Trong phong trào văn hóa, thể thao của thợ mỏ cũng có những nét văn hóa rất riêng. Ngay cả những danh hiệu như “Nghệ sĩ Vùng mỏ”, “Thợ mỏ vẻ vang”, “Người thợ mỏ - người chiến sĩ”... cũng rất đặc biệt mà chẳng nơi nào, ngành nào có được. Văn học dân gian của công nhân mỏ, đặc biệt là ca dao Vùng mỏ là kho tàng phong phú, đa dạng mà lớp tác giả công nhân và khuyết danh đã để lại cho hậu thế. Tóm lại, sự hội tụ của nhiều vùng văn hóa khác nhau trên Vùng mỏ đã thực sự mang lại những nét văn hóa đặc sắc của thợ mỏ, văn hóa ngành Than, một yếu tố căn cốt để hình thành văn hóa Quảng Ninh đa dạng trong thống nhất. Đó vừa là di sản văn hóa lại vừa là tài sản có thể phát huy giá trị trong đời sống xã hội đương đại đã và đang được các thế hệ công nhân tiếp tục gìn giữ, phát huy.
Trong chăm lo đời sống mọi mặt cho người lao động: Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, cơ quan chuyên môn phối hợp quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống mọi mặt cho người lao động: tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có thân nhân bị tai nạn lao động: tổ chức tốt các hoạt động xung kích trong lao động sản xuất, tích cực đảm nhận quản lý các công trình, phân việc quản lý đảm bảo năng suât, chât lượng; tham gia có hiệu qua các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, hiến máu tình nguyện, đảm bảo an sinh xã hội trển địa bàn: tuyên dương lao động giỏi, thu nhập cao; giáo dục, bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú để phát triển đảng đợt 12/11.
Nhìn chung, tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm” được người thợ mỏ thể hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đây là tài sản tinh thần vô giá - văn hóa phi vật thể, nhưng có sức mạnh to lớn làm nên lịch sử và tầm vóc của giai cấp công nhân mỏ cũng như cả Vùng mỏ anh hùng./.
Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Góc nhìn từ Quảng Ninh  (30/09/2023)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên