Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc: Để người lao động thêm yên tâm, gắn bó với công việc
TCCS - Thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đợt 1, Ủy ban nhân dân huyện Tam Đảo đã quyết định phê duyệt hỗ trợ hơn 140 lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, nuôi con nhỏ với số tiền gần 400 triệu đồng. Chính sách của Nhà nước là nguồn động viên, giúp người lao động thêm gắn bó với nghề mình đã lựa chọn.
Chính sách hợp lòng dân
Tuy mới mở cửa hoạt động trở lại, nhưng tỷ lệ trẻ đến lớp của cơ sở mầm non tư thục Vàng Anh, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo đã đạt tỷ lệ 100%, với hơn 100 cháu. Niềm vui của giáo viên nhân đôi khi chính sách hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68 của Chính phủ được triển khai. Đã có 4/11 giáo viên của cơ sở này được nhận khoản tiền hỗ trợ 3.710.000 đồng/người do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Chủ cơ sở mầm non tư thục Vàng Anh chia sẻ: “Nhờ có chính sách hỗ trợ người lao động kịp thời, một số giáo viên đã yên tâm quay trở lại cơ sở dạy học. Trước đó, do cơ sở đóng cửa dài ngày, những giáo viên này đã có ý định xin nghỉ việc. Tuy nhiên, sau khi được nhận hỗ trợ, các giáo viên rất phấn khởi, yên tâm đi làm và xác định gắn bó lâu dài với công việc của mình. Với mức lương từ 4,5 - 5 triệu đồng/người, đời sống của các giáo viên còn nhiều khó khăn. Trong thời gian cơ sở phải đóng cửa do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, người lao động bị mất việc làm, giảm thu nhập khiến cuộc sống của họ vất vả hơn”.
Dù vậy, cơ sở cũng không có điều kiện hỗ trợ giáo viên do quy mô, số lượng học sinh hạn chế; doanh thu hằng tháng chỉ đủ trang trải các hoạt động cơ bản. Vì vậy, chính sách hỗ trợ người lao động góp phần chia sẻ gánh nặng cho chủ sử dụng lao động để cơ sở ổn định đội ngũ giáo viên và đi vào hoạt động bình thường.
Cũng trong đợt 1, Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng, Chi nhánh Tam Đảo có gần 40 lao động được nhận chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68. Do phải đóng cửa dài ngày, việc duy trì gần 200 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 4 sao quốc tế cùng tổ hợp các dịch vụ nhà hàng, bể bơi, spa và massage, phòng tập gym, tổ hợp vui chơi đối với khách sạn Venus Tam Đảo là sự nỗ lực rất lớn. Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại về kinh tế.
Mặc dù tỉnh đã cho phép mở cửa trở lại đối với nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ, trong đó có cơ sở lưu trú, nhưng lượng khách đến với Tam Đảo hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ. Nguyên nhân là đối tượng khách hàng tiềm năng, được các doanh nghiệp quan tâm, hướng đến là du khách ngoại tỉnh nhưng họ lại chưa được đến tham quan, nghỉ dưỡng mà chủ yếu là khách nội tỉnh.
Doanh thu thấp khiến việc chi trả, hỗ trợ lương cho người lao động gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhờ triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ của Nhà nước giúp doanh nghiệp và người lao động vững tin hơn khi mở cửa hoạt động trở lại.
Hỗ trợ kịp thời và nhiều đối tượng được thụ hưởng
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 68 của Chính phủ, Phòng Lao động và Thương binh và xã hội huyện đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát, thống kê đối tượng được hỗ trợ. Đồng thời, thành lập ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định xét duyệt các hồ sơ đủ điều kiện để tiến tới chi trả hỗ trợ kịp thời.
Ngoài số lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương, nuôi con nhỏ và mang thai, có 77 doanh nghiệp (đạt 100%) với 1.845 lao động được hỗ trợ giảm 3 tháng (7, 8, 9) tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng; 8 lao động tự do được chi trả hỗ trợ với số tiền 12 triệu đồng; 78 lao động tự do đang được làm các thủ tục để thực hiện hỗ trợ theo quy định trong thời gian tới.
Hội đồng thẩm định huyện Tam Đảo đã thẩm định 10/23 hồ sơ các trường hợp cách ly y tế và đang làm thủ tục chi trả hỗ trợ cho các trẻ em, người phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế…
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; người lao động ngừng việc; chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hộ kinh doanh… cũng đang được huyện Tam Đảo đẩy mạnh rà soát, tiến tới thẩm định, thực hiện chi trả hỗ trợ cho các đối tượng.
Việc kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ đến các đối tượng được thụ hưởng giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, góp phần phục hồi, ổn định sản xuất, kinh doanh và bảo đảm đời sống cho người dân địa phương./.
Hạnh Trần (tổng hợp)
Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lái xe taxi  (05/10/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực phát triển bền vững  (03/10/2021)
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình: Trao đổi, ghi nhận ý kiến trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV  (02/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay