Đến năm 2010, đáp ứng khoảng 200.000 chỗ ở cho sinh viên
Nhà nước trực tiếp đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề không phân biệt công lập hay ngoài công lập thuê để ở trong quá trình học tập. Các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn vốn ngoài ngân sách được hưởng các ưu đãi đầu tư tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30-5-2008.
Diện tích nhà ở tối thiểu 4m2/sinh viên
UBND cấp tỉnh thông qua việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để xây dựng khu nhà ở sinh viên tập trung; sử dụng 20% quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn để xây dựng nhà ở sinh viên nếu phù hợp với quy hoạch. Đối với các cơ sở đào tạo trong khuôn viên còn quỹ đất, phù hợp với quy hoạch thì UBND cấp tỉnh chủ trì thống nhất với cơ quan chủ quản và cơ sở đào tạo cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở sinh viên.
Diện tích nhà ở sinh viên được thiết kế tối thiểu là 4 m2/sinh viên. Các dự án nhà ở sinh viên được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với Quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành, không khống chế số tầng, phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Giá cho thuê chỉ tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì
Giá cho thuê nhà ở sinh viên tại các dự án được đầu tư bằng ngân sách nhà nước do UBND cấp tỉnh quy định theo nguyên tắc chỉ tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì (không tính chi phí khấu hao).
Giá cho thuê nhà ở sinh viên tại các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do UBND cấp tỉnh phê duyệt căn cứ đề nghị của Chủ đầu tư, theo nguyên tắc không được tính các ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê và đảm bảo lợi nhuận định mức tối đa 10%, với thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm.
Các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn để thanh toán tiền thuê nhà theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở sinh viên chịu trách nhiệm cho thuê đúng đối tượng. Đối với dự án nhà ở sinh viên tập trung ưu tiên các sinh viên học tại các trường trong khu vực. Trường hợp không đủ chỗ bố trí cho nhu cầu thì sắp xếp thứ tự ưu tiên như sau: Sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên nghèo, sinh viên học giỏi, sinh viên năm đầu tiên.
Sinh viên có nhu cầu thuê nhà ở phải làm đơn, có xác nhận của cơ sở đào tạo và ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở sinh viên.
Tạo bước đột phá về nhà ở sinh viên ngay trong năm 2009
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số địa phương trọng điểm có nhu cầu cao về nhà ở sinh viên xây dựng kế hoạch và hoàn tất các thủ tục để khởi công xây dựng trong năm 2009, hoàn thành vào năm 2010 và quý II/2011 khoảng 200.000 chỗ ở cho sinh viên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính bố trí khoảng 8.000 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình này.
Chương trình xây dựng nhà ở cho sinh viên là một chương trình lớn được Chính phủ hết sức quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, với mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 800.000 chỗ ở cho sinh viên trên toàn quốc trong năm 2009 – 2010 và nửa đầu năm 2011./.
Cần hiểu đúng về bình đẳng giới  (28/04/2009)
Phát huy tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay  (28/04/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 20-4-2009 đến 26-4-2009)  (27/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển