Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (CNUCED)
Theo Báo cáo công bố mới đây của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (CNUCED), các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Bra-xin đã và đang tăng cường sự hiện diện của mình tại châu Phi. Sự hợp tác này một trong những thành quả to lớn mà Hiệp định "Hợp tác Nam-Nam” đạt được trong việc tạo ra cơ hội mới giúp nền kinh tế châu Phi phát triển.
Báo cáo này nhận xét trong 10 năm qua, những nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Bra-xin đã có chỗ đứng vững chắc tại châu Phi. Trên thực tế, mối quan hệ giữa các nước đang phát triển này và châu Phi đã có từ cách đây 50 năm kể từ khi châu Phi giành độc lập nhưng chủ yếu mang tính chính trị. Giờ đây, hợp tác kinh tế được tôn vinh. Số lượng và chất lượng các hiệp định hợp tác "Châu Phi và các nước phương Nam" đã có bước phát triển đáng kể.
Thương mại chiếm vị trí hàng đầu trong định hướng mới về quan hệ giữa các nước đang phát triển. Các nước mới nổi tìm kiếm nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp của họ, đồng thời muốn chinh phục những thị trường mới cho các sản phẩm công nghiệp chế biến. Và châu Phi, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dân số hơn 1 tỷ người là một điểm đến hấp dẫn của các nước.
Theo CNUCED, hoạt động trao đổi hàng hoá giữa châu Phi và các nước mới nổi đã tăng nhanh từ giữa thập kỷ 90 thế kỷ XX. Nếu như năm 1995, hoạt động này mới chỉ đem lại 34 tỷ USD thì đến năm 2004 tổng trao đổi song phương đã đạt 97 tỷ USD trước khi lên tới 283 tỷ USD năm 2008. Đây là năm mà lần đầu tiên quan hệ thương mại giữa châu Phi và các nước mới nổi đã vượt mức trao đổi giữa châu Phi và EU, đối tác thương mại truyền thống của lục địa này.
Bên cạnh việc thúc đẩy trao đổi kim ngạch thương mại với châu Phi, các nước mới nổi còn tăng cường đầu tư tại châu Phi và đóng góp tài chính ngày càng nhiều cho sự phát triển lục địa này. Trung Quốc đã tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại 35 nước châu Phi. Còn Ấn Độ và Bra-xin tích cực chuyển giao công nghệ, nhất là trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp. Bên cạnh các quốc gia nói trên, trong những năm gần đây, một số nhà đầu tư đến từ các nước Nga, Hàn Quốc, Vê-nê-du-ê-la, Thổ Nhĩ Kỳ, các tiểu vương quốc và các nước quân chủ có dầu lửa khu vực vùng Vịnh A rập – Péc xích cũng đã xúc tiến và triển khai các chương trình, dự án đầu tư trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, công nghệ thông tin và giáo dục.
Báo cáo CNUCED cũng cho biết, trong thời gian qua, nguồn vốn ODA của các nước đang phát triển ngày càng tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực sản xuất của châu Phi, giúp làm phong phú thêm nguồn tài nguyên sẵn có và đa dạng hoá khả năng tài trợ cho lục địa này.
Châu Phi vốn là châu lục có nguồn nguyên liệu dồi dào song việc khai thác và sử dụng không đạt hiệu quả cao do trình độ cũng như trang thiết còn thiếu và yếu. Do vậy, đây là cơ hội thuận lợi để các nước đang phát triển đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên nếu được chế biến ngay tại các nước sở tại sẽ góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin và một số nước đã xây dựng các chiến lược một cách có hệ thống để định hướng sự hợp tác của họ với các đối tác trong đó có châu Phi. Từ thực tế đó, Báo cáo CNUCED cho rằng, để có mối hợp tác thương mại chặt chẽ giữa châu Phi và các nước mới nổi, châu lục này cần đưa ra một phương pháp đàm phán tập thể có tính gắn kết trước các đối tác thuộc những nước đang phát triển. Đây là một việc làm hết sức cần thiết giúp cho các nước châu Phi giữ được sự cân đối trong trao đổi thương mại, đảm bảo lợi ích của mình một cách phù hợp.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, để tận dụng nguồn vốn đầu tư của những nước mới nổi, các quốc gia châu Phi sẽ phải thông qua một phương pháp tiếp cận hướng tới phát triển, cụ thể là tạo ra mối quan hệ giữa đầu tư và các nền kinh tế địa phương ; hướng nguồn tài chính này đến những lĩnh vực mà luồng vốn FDI có thể xúc tác với đầu tư trong nước; kích thích việc hội nhập khu vực… Ngoài ra, các nước châu Phi cũng cần phải thúc đẩy việc thành lập các công ty liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện phổ biến kiến thức cho các chủ doanh nghiệp địa phương, góp phần chuyển đổi các nền kinh tế châu Phi./.
Mục lục chuyên đề cơ sở số 42 (6-2010)  (28/06/2010)
Ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn  (28/06/2010)
Sức hấp dẫn mạnh mẽ từ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung  (27/06/2010)
Khai mạc Hội nghị cấp cao G20  (27/06/2010)
Khai mạc Hội nghị cấp cao G20  (27/06/2010)
Cuộc họp lần II Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Va-ti-căng  (27/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên