Truyền thông: một giải pháp quan trọng thực hiện bình đẳng giới
TCCSĐT - Từ khi Luật Bình đẳng giới có hiệu lực (01-07-2007) đến nay, bên cạnh một số kết quả nhất định đã đạt được, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề giới và bình đẳng giới. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là công tác truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng, còn yếu.
Để xây dựng một mạng lưới những người làm công tác truyền thông về giới và bình đẳng giới, từ ngày 17 đến 18-9-2010, tại thành phố Nha Trang (Khánh hòa), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng mạng lưới những người làm công tác truyền thông về giới và bình đẳng giới”.
Mục đích của Hội thảo nhằm góp phần xây dựng một mạng lưới những người làm công tác truyền thông về giới tại các cơ quan báo chí cũng như cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới mang tính bền vững và hiệu quả.
Với ý nghĩa đó, Hội thảo đã tập trung thảo luận các vấn đề về giới và bình đẳng giới; làm rõ các khái niệm cơ bản về giới, giới tính; phân tích cách tiếp cận giới; lồng ghép giới; đề cao vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới.
Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay cả nước chỉ có 7 Sở Lao động Thương binh và Xã hội có Phòng Bình đẳng giới, số các sở còn lại chỉ có một bộ phận trực thuộc Văn phòng Sở.
Định kiến giới ở nước ta còn khá nặng nề, nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành còn hạn chế, ngay bản thân phụ nữ cũng chưa ý thức hết được tầm quan trọng của vấn đề này.
Thống kê cho thấy, vấn đề bất bình đẳng giới ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển còn khá nặng nề, 2/3 trong số 800 triệu người thiếu học trên toàn thế giới là phụ nữ.
Riêng ở Nam Á, phụ nữ chỉ chiếm 18% số người làm công ăn lương và gần 80% người di cư trên toàn thế giới là phụ nữ và trẻ em. Bất bình đẳng giới trong giáo dục và việc làm đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng và phát triển; bất bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác làm giảm sản lượng nông nghiệp; phân biệt đối xử làm tăng chi phí tăng trưởng và đảm bảo cuộc sống.
Việc lồng ghép giới trong các chính sách phát triển kinh tế-xã hội là vấn đề xuyên suốt để bảo đảm bình đẳng giới. |
Đồng chí Thào Xuân Sùng tái đắc cử Bí thư tỉnh Sơn La  (24/09/2010)
Đồng chí Lò Văn Giàng tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu  (24/09/2010)
Tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN  (24/09/2010)
CPI tháng 9 tăng kỷ lục so với cùng kỳ 10 năm lại đây  (24/09/2010)
CPI tháng 9 tăng kỷ lục so với cùng kỳ 10 năm lại đây  (24/09/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 134 (24-9-2010)  (24/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên