Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
TCCS - Ngày 16-6-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì cuộc làm việc với Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
Cùng dự buổi làm việc có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo một số bộ, ngành.
Năm 2021 và 2022, kinh tế Ninh Thuận duy trì ổn định, tăng trưởng bình quân đạt 8,91%. Quy mô nền kinh tế mở rộng, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 76,8 triệu đồng, cao hơn mức bình quân của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Thu ngân sách năm 2022 đạt 3.830 tỷ đồng, vượt 28,5% dự toán Trung ương giao; 6 tháng năm 2023 ước đạt 1.819 tỷ đồng.
Tỉnh Ninh Thuận đã khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh riêng có với nhiều điểm sáng, như kinh tế biển đóng góp trên 40% vào GRDP; đột phá về phát triển năng lượng tái tạo, đóng góp trên 21% vào GRDP, có 57 dự án với tổng cộng suất trên 3.400 MW, hằng năm phát trên 7 triệu Kwh; từng bước hình thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt kết quả bước đầu, với 31 dự án đi vào hoạt động. Đặc biệt, Ninh Thuận đã trở thành trung tâm sản xuất tôm giống, chiếm 30% tổng nhu cầu tôm giống của cả nước. Lượng khách du lịch đến Ninh Thuận tăng mạnh, năm 2022 đạt 2,4 triệu lượt, 6 tháng đầu năm 2023 đạt trên 1,7 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ đẩy mạnh cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) Ninh Thuận vươn lên xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Ninh Thuận có vị trí chiến lược quan trọng, hơn hai năm qua, Đảng bộ tỉnh đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đổi mới phương thức lãnh đạo; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng của nhân dân; đạt 11/13 chỉ tiêu cơ bản mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Kinh tế duy trì ổn định, tăng trưởng, quy mô nền kinh tế được nâng lên. Người dân cảm nhận rõ và được hưởng thành tựu của quá tình phát triển. Tỉnh đã cơ bản hoàn thành các hồ chứa nước ngọt, góp phần giải bài toàn thiếu nước sạch trầm trọng trên địa bàn. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh. An sinh xã hội, chăm sóc người có công được quan tâm, triển khai hiệu quả. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được tập trung chỉ đạo. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên được nâng cao; vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên được phát huy; phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát được tăng cường. Hoạt động của các cơ quan nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước cho rằng, Ninh Thuận vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa thực sự đồng đều trên các lĩnh vực. Quy mô nền kinh tế và quy mô dân số còn nhỏ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tốc độ đô thị hóa chậm… Nhấn mạnh thành tựu mới luôn đặt ra những thách thức mới, đề cập đến nhiệm vụ của Ninh Thuận trong thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 3-11-2022, của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045” với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tạo động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Tỉnh cần phát huy cao độ tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, sức mạnh nội sinh, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Ninh Thuận. Trong phát triển kinh tế, kế thừa kinh nghiệm, thành tựu đạt được trong thời gian qua, tỉnh cần tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực là lợi thế cạnh tranh của địa phương; chú ý phát triển du lịch cao cấp, chuyển đổi số, công nghệ cao. Đặc biệt là tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng số, hạ tầng các lĩnh vực khác ngoài giao thông; chú trọng bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo cho người có công; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
Chủ tịch nước yêu cầu Ninh Thuận không ngừng củng cố quốc phòng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền quốc gia trong nhân dân. Chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn; giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, dân tộc, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; giải quyết tốt vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở, không để hình thành "điểm nóng"; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.
Nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh cần xác định đây là yếu tố then chốt, nhiệm vụ hàng đầu của các cấp ủy, tổ chức đảng, gắn liền với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; làm trong sạch tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy; tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; chủ động, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu. Chú trọng khâu tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; tránh tình trạng “sợ, không dám làm”. Đi liền với đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, nhắc nhở, không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành khuyết điểm lớn; đồng thời phải xử lý nghiêm tập thể, cá nhân cố tình vi phạm. Chủ tịch nước lưu ý trong xây dựng bộ máy các cấp, cần chú ý đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc; phát huy tốt sức mạnh của đồng bào các dân tộc trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Tại buổi làm việc, Lễ ký kết hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã diễn ra./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các điển hình tiên tiến trong phong trào phòng, chống ma túy  (15/06/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và làm việc tại Cục Cứu hộ - Cứu nạn  (11/06/2023)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên