Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam và khai mạc Lễ hội Biển Đồ Sơn - Hải Phòng 2023
TCCS - Ngày 29-4-2023, tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (thành phố Hải Phòng), Tạp chí Cộng sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam và khai mạc Lễ hội Biển Đồ Sơn - Hải Phòng 2023. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Ánh Xuân dự và phát biểu khai mạc.
Dự chương trình có các đồng chí: Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên; Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập, phụ trách Tạp chí Cộng sản..., cùng các đồng chí lãnh đạo ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương.
Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, Việt Nam là quốc gia biển, có bờ biển dài trên 3.260km với hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, phân bổ đều khắp đất nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biển, đảo luôn có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, không gian phát triển bao đời của dân tộc ta. Với nguồn tài nguyên phong phú, trữ lượng lớn về hải sản, khoáng sản, biển được con người khai thác, sử dụng, tạo sinh kế cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không những thế, với vị trí chiến lược nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, biển đảo Việt Nam còn đóng vai trò là cửa ngõ rất quan trọng trong giao thương hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, văn hóa biển là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, thống nhất trong đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tồn tại mãnh liệt trong tâm thức người Việt. Trong văn hóa biển, nhiều lễ hội dân gian độc đáo được ghi dấu, lưu giữ, trao truyền, phát triển đến ngày nay, trở thành nét đẹp truyền thống, đặc trưng của người dân miền biển. Lễ hội Văn hóa biển đảo Việt Nam thường gắn với tín ngưỡng thờ cúng các vị thần biển, thờ tổ nghề, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, cầu mùa, cầu an, cầu mưa thuận gió hòa với mong ước khởi đầu một năm bội thu, an lành.
Lễ hội Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam lần đầu tiên tổ chức ở Hải Phòng là mốc khởi đầu ý nghĩa cho một sự kiện thường niên, có giá trị văn hóa sâu sắc nhằm giới thiệu, tôn vinh và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân gian miền biển đến nhân dân và du khách trong, ngoài nước, góp phần kích cầu du lịch, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với bà con ngư dân, các lực lượng chuyên trách đang làm nhiệm vụ tại các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. Từ sự kiện này, cùng với các sự kiện về biển, đảo được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước sẽ trở thành nguồn lực, động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.
Chương trình nghệ thuật trong lễ hội được đầu tư bài bản, công phu với sự tham gia của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Với các tác phẩm nghệ thuật thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, biển, đảo, chương trình đem đến cho người xem cảm xúc đặc biệt trong không gian bao la của biển, trời./.
Trung Duy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng  (01/10/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng thành trung tâm liên kết vùng  (19/12/2021)
Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Kỳ họp thứ hai và hội thảo khoa học về nông nghiệp, nông dân, nông thôn  (17/12/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri tại thành phố Hải Phòng  (18/11/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển