Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
TCCS - Ngày 9-7-2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW, ngày 29-8-2005, của Bộ Chính trị, về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW, ngày 2-8-2012, của Bộ Chính trị, về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.
Hội nghị được tổ chức tại hai đầu cầu là Thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ. Cùng dự tại hai đầu cầu có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; các chuyên gia, nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ đồng tình với báo cáo trung tâm và gần 20 ý kiến đánh giá kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm cũng như những phân tích, đề xuất của các đại biểu tại hội nghị; đồng thời gợi mở một số vấn đề nhằm phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược. Việc thực hiện Nghị quyết số 53, Kết luận số 27 đã huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển nhanh, ổn định và bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các mặt giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, y tế vào loại hàng đầu cả nước; bảo đảm ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh vững chắc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng ngày càng được nâng lên; góp phần tích cực vào sự phát triển chung của khu vực phía Nam và cả nước, là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.
Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, mặc dù vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò, vị trí, tầm quan trọng; dự địa phát triển lớn, nhưng chưa phát triển tương xứng. Nguyên nhân do thiếu quy hoạch hiện đại; tính liên kết, phối hợp trong vùng còn lỏng lẽo, chưa chặt chẽ; chưa có cơ chế điều hành toàn vùng; thiếu cơ chế huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực ngoài nhà nước và cơ chế để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng.
Do đó, Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh, yêu cầu mới, cần có một nghị quyết mới, với chủ trương, chính sách, cơ chế mới phù hợp với tình hình để tạo ra không gian phát triển mới, động lực, xung lực, khí thế mới phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, cần có cơ chế điều hành, tổ chức thực hiện chung, phù hợp để tạo liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả hơn; thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn; nâng cao tính tự lực, tự cường của mỗi địa phương, đơn vị; có cơ chế thu hút mọi nguồn lực vào phát triển, trong đó đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.
Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gồm phát triển hạ tầng, nhất là về hạ tầng giao thông; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu; thực hiện đột phá về thể chế, cải cách hành chính...
Thủ tướng chỉ rõ, trước tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế, thương mại toàn cầu phục hồi chưa vững chắc; dịch bệnh còn khó lường; biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực; an ninh mạng ngày càng phức tạp; thách thức về trình trạng cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ... Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả.
Từ các quan điểm, mục tiêu nêu trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số định hướng, giải pháp trọng tâm mà các địa phương, bộ, ngành cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Thủ tướng đề nghị các địa phương, bộ, ngành tiếp tục nỗ lực để vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế để vùng trở thành vùng dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng của cả nước, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với vai trò, vị trí đầu tàu về kinh tế của cả nước.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, phải tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; tập trung đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, nhất là giao thông đường bộ liên kết vùng, hạ tầng số.
Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo đột phá trong tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của cả vùng, thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế vùng; phấn đấu trình độ, năng lực công nghệ, ứng dụng khoa học - công nghệ ở một số lĩnh vực có thế mạnh đạt trình độ quốc tế. Tăng cường nguồn lực đầu tư và có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nghiệp đầu tư cho khoa học - công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. Phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, dịch vụ khoa học - công nghệ tầm quốc tế.
Cũng theo Thủ tướng, phải phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của các cấp chính quyền. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, nhất là ở các cơ sở; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.../.
Trung Duy (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc phục bất cập, bịt kín “khoảng trống”, “kẽ hở” để không thể tham nhũng, tiêu cực  (30/06/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cần nhận thức và hành động đúng đắn vì đại dương xanh, hòa bình và phát triển bền vững  (29/06/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022  (25/06/2022)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia  (24/06/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển