Chủ tịch nước làm việc với Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án xây dựng Nhà nước pháp quyền
TCCS - Ngày 24-5-2022, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" (Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án) và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng đề án có buổi làm việc với Thường trực Tổ Biên tập xây dựng đề án để nghe báo cáo về tiến độ xây dựng đề án.
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Biên tập xây dựng đề án báo cáo kết quả tiến độ xây dựng đề án từ sau Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo đến nay. Đáng chú ý, từ ngày 12-5-2022 đến ngày 19-5-2022, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng đề án đã chủ trì 6 cuộc tọa đàm chuyên sâu để trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề mới, quan trọng, còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng đề án và các vấn đề do thành viên Ban Chỉ đạo yêu cầu.
Các cuộc tọa đàm có sự tham gia của hơn 180 lượt đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn, thành viên Tổ Biên tập xây dựng đề án có am hiểu sâu về chủ đề tọa đàm và đại diện lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; có 52 lượt ý kiến phát biểu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về các vấn đề xin ý kiến định hướng của Ban Chỉ đạo.
Qua đó, về cơ bản, hầu hết các vấn đề đặt ra đã đạt được sự đồng thuận cao của các đại biểu về hướng giải quyết và những nội dung cần đưa vào đề án… Tổ Biên tập xây dựng đề án đã tiếp thu tối đa các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn tại các cuộc hội thảo, tọa đàm chuyên sâu để tiếp tục hoàn thiện đề án trình Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tại Phiên họp thứ 2 dự kiến cuối tháng 5-2022.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cố gắng, nỗ lực và trách nhiệm của thành viên Tổ Biên tập xây dựng đề án, các dự thảo tài liệu đề án đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về nội dung, tiến độ do Ban Chỉ đạo đề ra; yêu cầu Tổ Biên tập tiếp tục bám sát kết quả nghiên cứu chuyên đề của các cơ quan, ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo để hoàn thiện dự thảo Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045".
Trong đó, tập trung làm rõ trọng tâm của đề án; phân định rõ hơn các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng từ nay đến 2030 và từ 2030 đến 2045; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng hơn, như mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, có chuyên gia giới thiệu về đề án… tạo sự đồng thuận, nhất trí cao về tầm quan trọng và ý nghĩa của đề án trong hệ thống chính trị và toàn xã hội./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022  (21/05/2022)
Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam  (20/05/2022)
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ nhất năm 2022  (15/05/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh  (14/05/2022)
Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 - SEA Games 31  (12/05/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh  (12/05/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên