Hội nghị tổng kết giao ước thi đua Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương
TCCS - Ngày 19-3-2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện giao ước thi đua năm 2021, phát động và ký giao ước thi đua năm 2022.
Tham dự hội nghị có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và các đồng chí lãnh đạo 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Văn Mãi, Cụm trưởng Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021 cho biết, năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Các thành phố thực hiện giao ước thi đua trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhất là tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; nhiều lao động thiếu hoặc mất việc làm, giảm sâu thu nhập, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ.
Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 5 thành phố đã đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, tập trung thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ đã đề ra, tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 trong tình hình “bình thường mới”, mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ, hạn chế để dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên địa bàn. Các thành phố đồng thời giải quyết nhiều vấn đề lớn về quy hoạch, hạ tầng, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, an ninh, trật tự... Nhờ vậy, kinh tế - xã hội của Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương cùng với cả nước đã chủ động, sáng tạo nỗ lực triển khai nhiều phong trào thi đua, góp phần quan trọng vào khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Trong đó, nổi bật là phong trào “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” đã được các thành phố thực hiện nghiêm, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, với phương châm “Thích ứng an toàn, linh kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, theo đó, các thành phố ban hành các văn bản quy định phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; Công tác chăm lo an sinh xã hội cho người dân được các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện với phương châm “không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc”. Nhiều mô hình sáng tạo chăm lo an sinh xã hội được nhân rộng, như: ATM gạo, ATM - Oxy, “Gian hàng 0 đồng”, “Siêu thị mini 0 đồng”, “Chợ nghĩa tình - Nghĩa tình tuổi trẻ”, “Tặng sách, cùng chung tay chống dịch”, “Bếp yêu thương”, “Rau sạch nghĩa tình - San sẻ yêu thương”... đã lan tỏa trong cộng đồng dân cư, thể hiện tính nhân văn, nghĩa tình của người dân Việt Nam... Sau thời gian tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, kinh tế - xã hội dần được khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân dần ổn định, an sinh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Các thành phố đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” của Chính phủ, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, kinh tế các thành phố đang dần khôi phục.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Văn Chiến biểu dương và chúc mừng những thành tích nổi bật của 5 thành phố đã đạt được trong năm 2021. Khẳng định tầm quan trọng của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đối với sự phát triển chung của đất nước, nhất là trong công tác thu ngân sách quốc gia, trong bối cảnh đặc biệt của năm 2021, công tác thi đua của 5 thành phố trực thuộc Trung ương vẫn đạt được những thành quả tích cực, thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội và nhân dân trong công tác thi đua. Đồng chí đề nghị năm 2022 là năm tập trung phục hồi kinh tế - xã hội, vì vậy đề nghị 5 thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt sâu sắc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên trong công tác thi đua, khen thưởng; phát huy tính chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với thực tiễn để triển khai sâu rộng các phong trào thi đua đến cơ sở nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội hậu COVID-19. Đồng thời, nỗ lực cao nhất, đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội, góp phần vào thành tựu chung của cả nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hùng cường.
Tại hội nghị, đại diện 5 thành phố trực thuộc Trung ương nhất trí về nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng năm 2002. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong phong trào thi đua năm 2021, các thành phố đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022. Cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức thi đua thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 7-4-2014, của Bộ Chính trị, về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, trong đó tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, đổi mới cơ chế, chính sách khả thi, đột phá, thi đua thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 8-1-2022, của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 của 5 thành phố theo các chỉ tiêu của Chính phủ, đồng thời thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa hồi phục, phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần: “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Thứ ba, tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo các phong trào thi đua: Phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2020 - 2025, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”…, chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển khoa học - công nghệ, ưu tiên công nghệ số, đổi mới sáng tạo, tạo đột phá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, đẩy mạnh phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức bình chọn, xét duyệt, khen thưởng đúng quy trình, thủ tục. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng với phương châm: kịp thời, chính xác, công khai, công bằng. Hạn chế khen thưởng tràn lan; chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người lao động trực tiếp.
Thứ sáu, thực hiện tốt Luật Thi đua, Khen thưởng; nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng đã được ban hành. Chú trọng công tác tham mưu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về thi đua, khen thưởng.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã ký kết giao ước thi đua năm 2022, chọn thành phố Đà Nẵng là Cụm trưởng và thành phố Hải Phòng là Cụm phó Cụm thi đua năm 2022. Hội nghị cũng thống nhất đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho hai thành phố dẫn đầu phong trào thi đua năm 2021 là thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội; bằng khen Thủ tướng Chính phủ tặng Thành phố Hồ Chí Minh và bằng khen chuyên đề cho thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ./.
Hà Nội đổi mới và phát triển đối ngoại nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng  (29/12/2021)
Hà Nội: truyền thống và hiện đại  (25/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển