Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 - đại hội đảng bộ cấp tỉnh đầu tiên - thành công tốt đẹp
TCCS - Ngày 21-9-2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ". Đây là đảng bộ trực thuộc Trung ương đầu tiên trong cả nước tổ chức đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Dự và chỉ đạo đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng 322 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 50.600 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh Hà Nam.
Hà Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ
Theo dự thảo Báo cáo chính trị trình tại Đại hội, trong giai đoạn 2015 - 2020, công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại Hà Nam được sắp xếp, tổ chức lại tinh gọn và hoạt động hiệu quả. Trong 5 năm, tỉnh đã giảm 32 đầu mối bên trong của các cơ quan cấp tỉnh, 30 đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản 517 cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cấp xã. Công tác cán bộ có nhiều đổi mới, chất lượng cán bộ được nâng lên. Việc đánh giá cán bộ bảo đảm công tâm, khách quan, phản ánh đúng năng lực cán bộ.
Công tác quy hoạch cán bộ thực hiện nền nếp. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ bảo đảm quy định. Việc xây dựng tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm lãnh đạo. Hoạt động kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giám sát mở rộng. Trong nhiệm kỳ, cấp ủy các cấp đã kiểm tra đối với tổ chức đảng và đảng viên tăng 25%; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để nảy sinh vấn đề phức tạp ở địa phương, đơn vị.
Kinh tế - xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,1%/năm, cao thứ hai khu vực đồng bằng sông Hồng và thứ 4 toàn quốc; quy mô kinh tế năm 2020 ước đạt trên 36.700 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2015; cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 27,5%, nông - lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 9,5%; GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 66,6 triệu đồng (bằng mức bình quân chung của cả nước).
Tỉnh Hà Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 39 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 1,12%/năm. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% các xã, 6/6 huyện, thành phố, thị xã được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hoạt động sản xuất công nghiệp mở rộng và đạt mức tăng trưởng cao, tỉnh đang hướng đến tăng tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ chế tạo, chế biến, nhiều sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 470 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 14,4%/năm.
Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng đồng bộ, hiện đại. Các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, hấp dẫn là điều kiện để Hà Nam là điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Trong vòng 5 năm qua, tỉnh đã phát triển mới 3.020 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 45 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến hết năm 2020 lên 6.770 doanh nghiệp.
Thu ngân sách tăng trưởng cao là điểm nhấn của tỉnh Hà Nam. Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt cao so với mục tiêu cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Tổng thu 5 năm (2016 - 2020) đạt 38.337 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, tăng bình quân 23,6%/năm (về đích trước 2 năm so với mục tiêu).
Lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư hoàn thiện; kết hợp hiệu quả phát triển văn hóa với phát triển du lịch. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng. Đến nay, đã có 70% số trạm y tế xã có bác sĩ, 96,5% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 13%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến hết năm 2020 đạt 90%, vượt chỉ tiêu đề ra. Chất lượng phổ cập giáo dục nâng cao. Hoạt động đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 ước đạt 70%.
Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, với các giải pháp cụ thể như tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, chống tái nghèo; gắn công tác giảm nghèo với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 0,75%. Đến năm 2020, tỷ lệ này còn 2,2%. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định, thế trận quốc phòng toàn dân được giữ vững.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa Hà Nam tiếp tục có bước phát triển mới
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương biểu dương, ghi nhận và chúc mừng những kết quả Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Nam đạt được trong nhiệm kỳ qua.
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, để thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nam trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đại hội cần thảo luận kỹ những hạn chế, phân tích rõ những nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan để có biện pháp khắc phục. Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc những yếu tố tác động, tận dụng được cơ hội để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa Hà Nam tiếp tục có bước phát triển mới. Đảng bộ tỉnh Hà Nam tăng cường công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, trong đó, công tác cán bộ phải là khâu then chốt, điểm đột phá; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết nội bộ Đảng làm cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tỉnh nâng cao hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng chính quyền các cấp và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tỉnh Hà Nam tập trung nâng cao hiệu quả công tác dân vận, công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp; tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân tham gia giám sát, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị.
Đồng chí Trương Thị Mai lưu ý tỉnh Hà Nam cần tiếp tục nâng cao tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đổi mới tư duy, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn thực hiện có hiệu quả, thực chất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ tới, tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện các đột phá. Tỉnh huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; phát huy lợi thế liên kết vùng, là cửa ngõ Thủ đô Hà Nội; nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực lãnh đạo, quản lý; chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vào những ngành có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, lao động trong nông nghiệp, làm cơ sở để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị, cùng với việc thảo luận, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển, thông qua Chương trình hành động, Nghị quyết nhiệm kỳ 2020 - 2025, thảo luận, đóng góp ý kiến cho các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đại hội cần phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm để lựa chọn những đồng chí bảo đảm tiêu chuẩn, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm để bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam khóa XX, với cơ cấu hợp lý. Đồng thời, lựa chọn được các đại biểu tiêu biểu, thay mặt cho Đảng bộ tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đến năm 2025, có tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10%, tự cân đối ngân sách, GRDP bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung của cả nước; đến năm 2030, có tốc độ tăng trưởng GRDP nằm trong tốp đầu của vùng đồng bằng sông Hồng; có điều tiết ngân sách về Trung ương và đến năm 2035, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, tỉnh Hà Nam sẽ tập trung vào 3 khâu đột phá: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy lợi thế liên kết vùng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là hiện đại hoá nền hành chính, cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Đồng chí Lê Thị Thủy tái cử chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Trong ngày làm việc đầu tiên, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, đã giới thiệu nhân sự bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 55 đồng chí; trong đó số dư 7 đồng chí (12,7%), tỷ lệ nữ 10 đồng chí (18,18%) và độ tuổi dưới 40 tuổi là 7 đồng chí (12,7%). Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 49 đồng chí, trong đó số lượng bầu tại đại hội là 48 đồng chí.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã họp phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Kết quả, hội nghị đã bầu 14 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam; đồng chí Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đồng chí Lê Thị Thủy sinh ngày 7-1-1964 tại Nghệ An, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng XII, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng chí nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy Thanh tra Chính phủ, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Năm 2016, đồng chí được Trung ương đề cử và trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV ở đơn vị bầu cử số 2 của tỉnh Hải Dương.
Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Thị ủy Duy Tiên; đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Hội nghị cũng đã bầu 8 đồng chí vào Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Lê Hồng Quân, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Nam khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX diễn ra đến hết ngày 22-9-2020./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 được tổ chức từ ngày 25 đến 27-9-2020  (18/09/2020)
Bộ Chính trị làm việc (tuần thứ 2, đợt 2) về chuẩn bị đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025  (30/08/2020)
Bảo vệ môi trường từ bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập  (20/08/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển