Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Xem xét mở lại một số đường bay thương mại quốc tế
TCCS - Ngày 11-9-2020, Thường trực Chính phủ đã họp về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Cuộc họp có sự tham gia của các bộ, ngành và một số địa phương theo hình thức trực tuyến.
Dịch bệnh được kiểm soát tốt
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng trong 9 ngày qua; số người chữa khỏi tăng lên hằng ngày cho thấy dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch tương đối bài bản, nhịp nhàng, chủ động, đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện mục tiêu kép. Nhịp độ sản xuất, kinh doanh hiện nay sôi động hơn. Trạng thái bình thường mới được thiết lập.
Thủ tướng nhắc lại quan điểm tiếp tục đề cao cảnh giác, đặc biệt là đối với ngành y tế, các bệnh viện. Ngành y tế phải luôn đề cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình này, đồng thời đề xuất các biện pháp kịp thời hơn trong điều kiện thực hiện "mục tiêu kép". Những chuyến bay từ nước ngoài vào thì phải được thực hiện từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe.
Thủ tướng chỉ rõ, thời điểm ba tháng còn lại rất quan trọng đối với Việt Nam để thực hiện "mục tiêu kép" nhằm đạt mức tăng trưởng dương ở mức dự báo, có thể là 3%.
Nghiêm cấm “ngăn sông cấm chợ”
Thủ tướng yêu cầu mỗi người dân và doanh nghiệp xác lập trạng thái bình thường mới. Các bộ, ngành, địa phương phải tạo thuận lợi cho người dân giao thương, tránh chậm trễ như một số trường hợp vừa qua, kể cả từ địa phương này sang địa phương khác hay người nhập cảnh. Nghiêm cấm tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, chỉ lo phòng, chống dịch bệnh mà không lo thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Theo Thủ tướng, thời gian qua, các địa phương, nhất là 15 địa phương có ca mắc, gồm Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Hải Dương và một số địa phương khác đã phối hợp với ngành y tế, các cấp, các ngành để chỉ đạo triển khai phòng, chống dịch tích cực, trách nhiệm. Về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. "Mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch tích cực, trách nhiệm, đề cao cảnh giác, vừa đẩy mạnh sản xuất đã được thực hiện, đạt kết quả bước đầu. Đến nay, các địa phương, kể cả Đà Nẵng đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực và có thể tiếp tục có ca mắc mới trong cộng đồng, nhất là khi sắp tới một số biện pháp mở cửa có thể được áp dụng. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt “thông điệp 5k” - khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế. Phải hình thành thói quen này trong cộng đồng để bảo vệ bản thân và xã hội, nhất là khi tiếp xúc tập thể đông người và đám đông.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành y tế địa phương phải chủ động kịch bản, phương án ứng phó các tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn, nhất là tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất, các khu dân cư. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, diễn tập, hướng dẫn biện pháp ứng phó các tình huống xảy ra của dịch bệnh ở những khu vực này.
Sẵn sàng tạo mọi điều kiện để thúc đẩy thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn. Các địa phương không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại giao thương, không “ngăn sông cấm chợ”, bảo đảm an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội sẽ diễn ra ở địa phương.
Thủ tướng yêu cầu ngành y tế phối hợp với các bộ, ngành và địa phương phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; đồng thời theo dõi y tế, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam khi mở các đường bay thương mại quốc tế. Ngành y tế, ở cả Trung ương và địa phương, chủ động, có biện pháp thần tốc khi có ca nhiễm mới.
Mở lại một số đường bay thương mại quốc tế
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các hãng hàng không xem xét việc mở lại đường bay thương mại với một số quốc gia và khu vực. Xem xét mở các chuyến bay riêng với người quá cảnh từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia... về Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải cần phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xem xét lại các vấn đề khi mở lại đường bay thương mại quốc tế, bao gồm việc lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên nhập cảnh, lựa chọn các cảng hàng không tiếp nhận các chuyến bay thương mại quốc tế, các phương án giải tỏa các cảng hàng không quốc tế, phương án quản lý các trường hợp nhập cảnh, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế phù hợp, các hướng dẫn khác... nhằm bảo đảm phòng, chống dịch và tạo thuận lợi cho người nhập cảnh. Tăng tần suất các chuyến bay đón công dân về nước cũng như đón các nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý vào Việt Nam.
Ủy ban nhân dân các địa phương cần phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính để thực hiện cách ly có thu phí. Các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các địa phương lân cận của 3 thành phố này cần khẩn trương chỉ đạo việc lựa chọn các cơ sở lưu trú, các khách sạn làm nơi cách ly có thu phí, bảo đảm cơ số tối thiểu và có thể tăng dần trong thời gian tới. Bộ Công an và Bộ Y tế cần giám sát chặt chẽ các cơ sở lưu trú.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan báo chí, các địa phương đẩy mạnh truyền thông về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi có bệnh lý nền; khuyến khích khai báo y tế tự nguyện; cài đặt ứng dụng Bluezone.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phương cần tiếp tục kiểm soát, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cư trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động, người nhập cảnh trái phép.
Các bộ, ban, ngành và địa phương, nhất là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cần tạo thuận lợi nhất cho chuyên gia và các nhà đầu tư đến Việt Nam, có thời hạn cụ thể và đầu mối chịu trách nhiệm.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp, thống nhất để tiếp tục trình Thủ tướng các giải pháp để thực hiện giai đoạn 2 gói hỗ trợ an sinh xã hội, trong đó có việc kéo dài thời gian hỗ trợ. Cùng với đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục đề xuất những gói hỗ trợ khác cho các đối tượng phù hợp, nhất là lao động thất nghiệp, thiếu việc làm đang rất khó khăn hiện nay.
Dẫn dự báo cho rằng ở khu vực ASEAN chỉ có Việt Nam tăng trưởng dương, Thủ tướng nêu rõ, đây là thử thách rất lớn, do đó, chống dịch nhưng phải lo phát triển kinh tế./.
Thanh Hải (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Bộ Tổng Tham mưu  (06/09/2020)
Kiên định gói giải pháp “vượt khủng hoảng”, PVN nộp ngân sách nhà nước gần 45 nghìn tỷ đồng  (03/09/2020)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Những đóng góp đáng tự hào  (03/09/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển