Tìm kiếm cơ hội và giải pháp trong khó khăn và khủng hoảng
TCCSĐT - Ngày 21-5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Paul Krugman, chủ nhân của giải Nobel kinh tế 2008 đã chủ trì cuộc Hội thảo quốc tế do Trường doanh nhân PACE tổ chức với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội và giải pháp trong khó khăn và khủng hoảng”. Đến dự Hội thảo có hơn 650 nhà hoạch định chính sách, học giả, chuyên gia kinh tế và doanh nhân Việt Nam và các nước.
Được mệnh danh là “nhà cảnh báo khủng hoảng” và “cha đẻ” của thuyết thương mại mới và thuyết địa kinh tế mới của thế giới, tại hội thảo, GS Paul Krugman đã đưa ra nhiều kiến giải sâu sắc , phân tích những nguyên nhân, thực trạng và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các nền kinh tế cùng những giải pháp vượt qua khủng hoảng.
Về trách nhiệm của các bên trong cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, GS Paul Krugman cho rằng, các bên đều có trách nhiệm do không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; các quan chức chính phủ, các định chế đa quốc gia đều có các vấn đề phải trả lời. Nhưng nhìn chung, toàn bộ các hệ thống đều cần phải cải cách, các ngân hàng phải có các biện pháp phòng vệ, cập nhật các quy tắc hoạt động để phù hợp với những mở rộng trong hoạt động của mình.
Việc mở cửa thị trường cho thương mại toàn cầu không phải là điều xấu, không phải là sai lầm, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần điều tiết thị trường và hệ thống tài chính. Rất nhiều thị trường đã được phép hoạt động quá tự do, và đến nay chúng ta thấy nhiều thứ chúng ta tưởng đúng lại hóa ra sai. Hệ thống tài chính được điều tiết và quản lý kém có thể gây hại tới nền kinh tế.
Theo GS Paul Krugman, chúng ta đang trải qua giai đoạn không mấy lạc quan của nền kinh tế. Một số quốc gia không biết đang đứng ở đâu và làm thế nào để thoát khỏi tình trạng hiện nay. Điều chúng ta cần suy nghĩ là làm thế nào để đối phó được và đưa ra giải pháp phù hợp với hoàn cảnh. Vẫn còn rất nhiều ẩn số, chúng ta chưa thể chắc chắn là khi nào khủng hoảng chấm dứt. Khi xếp loại về việc đối phó của các quốc gia trong lần khủng hoảng này thì thấy đã có các giải pháp tốt hơn thời kỳ đại suy thoái 1929 - 1930.
Tuy nhiên, các gói kích thích hiện nay chưa đủ lớn để kéo các quốc gia thoát khỏi khủng hoảng. Trong giai đoạn này, nhiều quốc gia đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam đang có sự phát triển khá bình ổn. Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng được 3%, 4% hay 5% đã là tốt hơn khu vực châu Âu - đang tăng trưởng ở con số 0 hoặc âm, rất nhiều.
Tuy được đánh giá là một quốc gia thành công vào thời điểm cả thế giới chìm sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính, song giáo sư Paul Krugman vẫn cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm khi mà chưa ai dám trả lời câu hỏi: khi nào thế giới thoát khỏi suy thoái?
Chẳng hạn, một nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, Việt Nam nên tập trung khai thác và phát triển thị trường nội địa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có những điều chỉnh đột phá về các chính sách phát triển kinh tế.
Hiện chưa có gói kích cầu nào đủ lớn để giúp các quốc gia thoát nhanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chẳng hạn như gói kích cầu của Mỹ chỉ chiếm khoảng 2,5% GDP nên đến nay, gói kích cầu vẫn chưa có tác động khả quan đối với nền kinh tế Mỹ. Thay vào đó, Chính phủ Mỹ cần gia tăng gói kích cầu từ 2,5% GDP lên 4,5% hoặc 5% GDP. Giải pháp gia tăng gói kích cầu có thể áp dụng với các nền kinh tế khác, không loại trừ Việt Nam.
Bên cạnh gói kích thích, một số giải pháp khác mà các chính phủ cần áp dụng là xem xét lại chính sách kích cầu kinh tế, can thiệp vào thị trường tài chính... cũng sẽ giúp giảm bớt tác động của khủng hoảng./.
Tìm kiếm cơ hội và giải pháp trong khó khăn và khủng hoảng  (22/05/2009)
Thông cáo số 2 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (22/05/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, làm việc tại Nhật Bản và dự Hội nghị Tương lai châu Á  (21/05/2009)
Thông cáo số 1 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (20/05/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên