Chứng khoán tăng điểm tuần thứ 4 liên tiếp
Mặc dù giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng kết thúc tuần giao dịch từ ngày 14 đến 18-7, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có thêm một tuần tăng điểm, đưa chuỗi phục hồi lên 4 tuần liên tiếp.
Tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 483,05 điểm, tăng 26,41 điểm so với phiên cuối tuần trước.
Diễn biến giao dịch trong tuần qua hết sức sôi động, nhưng các nhà đầu tư đã bắt đầu có sự chọn lọc trong việc đặt mua chứng khoán, từ đó giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu đã có sự phân hóa khá rõ rệt trong từng phiên giao dịch. Các cổ phiếu của những công ty lớn được nhà đầu tư đặt mua nhiều hơn với lượng giao dịch khá lớn.
Kết thúc tuần giao dịch, HOSE ghi nhận 107 mã chứng khoán tăng giá, 39 mã giảm giá và 11 mã đứng giá. Cổ phiếu dẫn đầu về mức tăng giá tuần qua là TCT với mức tăng 10.500 đồng và đóng cửa tuần tại giá 86.000 đồng/cp. Đứng vị trí thứ 2 là BMC tăng 10.000 đồng, lên mức giá 78.000 đồng/cp.
Trong số các cổ phiếu giảm giá, dẫn đầu là DMC giảm 9.000 đồng, xuống mức giá 98.000 đồng/cp. Cổ phiếu có mức giảm giá mạnh thứ 2 trong tuần là DHG, giảm 6.000 đồng, xuống mức giá 135.000 đồng/cp.
Lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường đã khiến lượng cầu cổ phiếu tuần qua tiếp tục tăng mạnh, trong khi đó việc chứng khoán tăng giá trong 4 tuần liên tục cũng là lúc một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư quyết định bán ra để cụ thể hóa lợi nhuận. Lượng cung lớn trong khi lượng cầu không có dấu hiệu suy giảm đã khiến khối lượng giao dịch tuần qua đạt mức kỷ lục.
Riêng phiên ngày 16-7, khối lượng giao dịch toàn thị trường đã đạt tới 38,66 triệu đơn vị với giá trị hơn 1.300 tỉ đồng và phiên cuối tuần ngày 18-7 có tới 27,67 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị hơn 1.042 tỉ đồng. Tính chung cả tuần giao dịch, tổng khối lượng giao dịch của các cổ phiếu niêm yết tại HOSE đạt con số kỷ lục gần 100 triệu đơn vị, giá trị hơn 3.370 tỉ đồng.
Cổ phiếu dẫn đầu về khối lượng giao dịch trong tuần là STB với hơn 13 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, đứng thứ 2 là DPM với hơn 8,6 triệu cổ phiếu mua bán thành công.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tình hình giao dịch cũng sôi động tương tự tại HOSE. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số HASTC Index đạt 149,68 điểm, tăng 16,68 điểm so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch trong tuần đạt 46,58 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.420 tỉ đồng. So với phiên giao dịch cuối tuần tuần trước, sàn Hà Nội có 133 cổ phiếu tăng giá, 8 cổ phiếu giảm giá và 1 cổ phiếu đứng giá./.
Việt Nam tham gia có chất lượng vào Hội đồng Bảo an  (21/07/2008)
Có gì mới trong Chiến lược đối ngoại của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép?  (20/07/2008)
Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục  (20/07/2008)
Sau G.W. Bu-sơ: Nước Mỹ sẽ đi về đâu?  (20/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên