UNICEF yêu cầu bảo vệ trẻ em tốt hơn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi
Ngày 20-4, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo tình trạng bạo lực ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, từ Li-bi, Y-ê-men đến It-xra-en và các vùng lãnh thổ của người Pa-le-xtin bị chiếm đóng, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ em và yêu cầu tất cả các bên áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ trẻ em trong khu vực.
Theo UNICEF, mặc dù trước khi tình trạng bạo lực xảy ra, nhiều trẻ em ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, nhưng hiện nay trẻ em đang đứng trước mối nguy hiểm lớn hơn khi các cuộc biểu tình tại một số nước đã biến thành các cuộc xung đột ác liệt giữa chính quyền và các tổ chức đối lập.
Giám đốc Điều hành UNICEF, ông An-thô-ni Lếch (Anthony Lake) cho biết: cuộc xung đột hiện nay tại Li-bi đã làm chết nhiều trẻ em và phá hủy nhiều nhu cầu cơ bản của các em. Chỉ riêng khu vực Mi-xra-ta (Misrata), ít nhất 20 trẻ em bị giết và nhiều em khác bị thương do các bên tham gia xung đột sử dụng bom chùm. Còn tại Y-ê-men, từ đầu tháng 2-2011 đến nay, ít nhất 26 trẻ em bị giết và hơn 800 em khác bị thương vì đạn hơi cay. Tương tự, tại Xi-ri và Ba-ranh, hàng chục trẻ em bị giết và nhiều em khác bị thương trong mấy tuần qua. Tại khu vực lãnh thổ của người Pa-le-xtin bị chiếm đóng, từ đầu năm đến nay các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh It-xra-en và các nhóm vũ trang người Pa-le-xtin đã làm chết gần chục trẻ em và làm bị thương ít nhất 48 em.
Trong tuyên bố ngày 20-4, Giám đốc Điều hành UNICEF An-thô-ni Lếch nói: "UNICEF yêu cầu tất cả các bên xung đột thực hiện nghĩa vụ của họ theo Công ước về Quyền Trẻ em và Luật Nhân đạo quốc tế, đồng thời áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của bạo lực. UNICEF tiếp tục lên án các nhóm vũ trang nhắm vào dân chúng và kêu gọi tất cả các bên cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo đến các khu vực và cứu trợ trẻ em khi cần thiết"./.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự IPU 124  (21/04/2011)
Nhật Bản: Nhiều đại sứ quán mở cửa trở lại tại Tô-ki-ô  (21/04/2011)
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020  (21/04/2011)
Nâng cao năng suất lao động – Bài toán khó giải  (21/04/2011)
Đầu tư hơn 100 tỉ đồng cho 20 dự án Khuyến nông Trung ương  (21/04/2011)
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống thất thoát nước sạch  (21/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển