UNCTAD cảnh báo các nguy cơ đe dọa nền kinh tế thế giới
Ngày 19-4, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), ông Xu-pa-trai Pa-nít-pắc-đi (Supachai Panitchpakdi), đã cảnh báo mặc dù nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhưng khủng hoảng nợ công và lạm phát vẫn là 2 nguy cơ lớn nhất đe dọa nền kinh tế toàn cầu.
Người đứng đầu UNCTAD nêu rõ những quan điểm cho rằng: đã đến lúc các nước cần chuyển nhanh trọng tâm từ kích thích tài chính sang thắt chặt tài chính là hoàn toàn sai lầm. Định hướng chính sách này sẽ làm suy yếu sự phục hồi kinh tế đang trong giai đoạn ban đầu và phá hoại tiến trình tăng trưởng kinh tế thế giới trong khi không giảm được nợ công và kiềm chế lạm phát. Theo ông, nhu cầu khu vực tư nhân tại các nền kinh tế phát triển hiện vẫn chưa lấy lại được động lực như giai đoạn trước khủng hoảng. Vì thế, sự phục hồi của các thị trường tài chính chưa đủ mạnh để ngang bằng với cơn bão giá hàng hoá và có thể kích thích sự siết chặt chính sách tiền tệ khi chưa chín muồi. Trong nhiều nền kinh tế, các nhân tố như tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng lương bị kiềm chế, lạm phát gia tăng, nợ của các gia đình và chính phủ cao... đang làm giảm nhu cầu trong nước.
Tổng Thư ký Xu-pa-trai nhấn mạnh: nhiều nền kinh tế thu nhập thấp đang nhanh chóng cạn kiệt tài chính sau khủng hoảng và trở nên dễ bị tổn thương trước gánh nặng nợ không bền vững. Vì vậy, chính phủ các nước cần triển khai khẩn cấp các biện pháp làm dịu hoặc giảm tác động của cuộc khủng hoảng nợ. Các biện pháp này có thể là áp dụng các công cụ nợ mới an toàn hơn, điều chỉnh giảm dòng vốn gây bất ổn, xác định các nguyên tắc chỉ đạo hạn chế khủng hoảng vỡ nợ thông qua tăng cường các khoản cho vay có trách nhiệm.
UNCTAD dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng lần lượt 3% và 3,5 % trong các năm 2011 và 2012./.
Hội nghị Bộ trưởng Công an, Nội vụ, An ninh 3 nước Việt Nam – Cam-pu-chia – Lào lần thứ nhất  (20/04/2011)
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với việc triển khai nghị quyết đại hội đảng lần thứ XI về vấn đề phụ nữ  (20/04/2011)
Nhật Bản: NISA lần đầu tiên thừa nhận các thanh nhiên liệu nóng chảy  (20/04/2011)
Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII  (20/04/2011)
Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII  (20/04/2011)
Xây dựng Cần Thơ thành thành phố cấp quốc gia, văn minh, hiện đại  (20/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển