Việt Nam chủ động, tích cực tiến hành thí điểm mô hình Một Liên hợp quốc
Phiên họp cấp cao Hội nghị quốc tế về Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc đã chính thức khai mạc sáng 16-6. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến khai mạc. Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc A-sa Rô-dơ Mi-ghi-rô và hơn 260 đại biểu đến từ các nước cùng tham dự.
Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trong sự nghiệp phát triển của mình, Việt Nam luôn lấy nội lực làm nền tảng, đồng thời đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam trân trọng từng đồng vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và luôn làm hết sức mình để sự hỗ trợ đó được sử dụng hiệu quả nhất phục vụ cho quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước. Vì vậy, Việt Nam đã chủ động, tích cực tiến hành thí điểm mô hình Một Liên hợp quốc tại Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc , phù hợp với yêu cầu và lợi ích quốc gia và nguyên tắc hợp tác, đối tác phát triển. Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Liên hợp quốc xây dựng các chương trình hợp tác hiệu quả và ngày càng mang tính chiến lược lâu dài, toàn diện. Ðặc biệt, vai trò làm chủ của Chính phủ qua việc thực hiện Sáng kiến này ngày càng được nâng cao, bảo đảm tiếng nói quyết định của Chính phủ trong quá trình hợp tác với các tổ chức Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, việc thực hiện Sáng kiến còn là đóng góp của Việt Nam, cũng như các nước thí điểm khác, đối với quá trình cải tổ Liên hợp quốc và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ðại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường thống nhất toàn hệ thống và về các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc.
Ðể tiếp tục triển khai thành công Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc tại Việt Nam và các nước, Thủ tướng đề nghị Hội nghị cũng như Tuyên bố của Hội nghị tập trung vào một số vấn đề như: Các nước thí điểm cần tiếp tục đi đầu trong việc triển khai Sáng kiến này, tăng cường tính làm chủ và vai trò lãnh đạo của Chính phủ. Sau hơn ba năm triển khai, cần tiến hành tổng kết những bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện tại các nước thí điểm để từ đó chia sẻ rộng rãi với các nước, tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình này trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia. Liên hợp quốc cần tiếp tục nỗ lực cùng các nước triển khai Sáng kiến này, trong đó có việc xem xét thể chế hóa một số kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện thí điểm. Ðồng thời, trong quá trình xây dựng các kế hoạch chung, cần lưu ý phát huy tối đa lợi thế của Liên hợp quốc, tập trung nguồn lực để đáp ứng những ưu tiên phát triển của quốc gia. Thủ tướng cũng đề nghị các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ Sáng kiến này, cung cấp tài chính ổn định cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc cũng như trên cơ sở song phương. Thủ tướng cho rằng, cải cách là một quá trình lâu dài và nhiều thách thức, đòi hỏi cam kết và nỗ lực bền bỉ của các quốc gia cũng như của Liên hợp quốc. Ðiều quan trọng là thành công của cải cách sẽ đem lại những kết quả to lớn, đóng góp vào nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, nâng cao đời sống của mỗi người dân.
Sau ba ngày làm việc, Hội nghị quốc tế về Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc với chủ đề "Bài học kinh nghiệm và hướng tới tương lai" đã kết thúc thành công tốt đẹp. Tại Hội nghị, đại diện Liên hợp quốc và các Chính phủ đang thực hiện, tự nguyện và quan tâm đến việc thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc đã cùng đưa ra Tuyên bố Hà Nội làm rõ định hướng của Sáng kiến này. Tuyên bố Hà Nội một lần nữa khẳng định cách thức hoạt động của Liên hợp quốc trước đây không còn phù hợp và kêu gọi Liên hợp quốc thể chế hóa hệ thống quản lý và tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, hiệu lực tại các nước. Tuyên bố cũng kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp các gói tài trợ lâu dài cho các nước để Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc được thực hiện tốt ở các nước thí điểm và có thể áp dụng được ở các nước thành viên của Liên hợp quốc. Tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, thành công của Hội nghị sẽ góp phần vào các nỗ lực nhằm tăng cường sự thống nhất, hiệu quả trong hoạt động của Liên hợp quốc theo tinh thần các nghị quyết của Ðại hội đồng Liên hợp quốc về thống nhất trên toàn hệ thống. Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ việc thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các quốc gia thông qua các tổ chức Liên hợp quốc.
Thông cáo số 21, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII  (17/06/2010)
Ðại hội Thi đua yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V  (15/06/2010)
Nhân sự mới tỉnh Quảng Bình  (15/06/2010)
Ông Nguyễn Hoàng Anh giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng  (15/06/2010)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 812 (6-2010)  (15/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên