Vai trò lãnh đạo mới của châu Á trong kinh tế thế giới
18:49, ngày 16-06-2008
Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á lần thứ 17 đã khai mạc sáng 15-6 tại thủ đô Cuala Lămpơ của Malaixia với sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện cho chính phủ, giới doanh nghiệp và báo chí của hơn 25 nước. Trong hai ngày làm việc, các đại biểu thảo luận về cách thức đối phó của châu Á trước các cuộc khủng hoảng đang lan rộng trên thế giới, như các vấn đề an ninh năng lượng và lương thực cũng như những bất ổn tài chính.
Tại Diễn đàn, các nhà lãnh đạo chính phủ và giới kinh doanh, ngày 15-6, đã nhấn mạnh rằng châu Á, trung tâm quyền lực thế giới đang nổi lên, phải đi đầu trong việc tìm ra những giải pháp cho các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, như việc giá dầu và lương thực tăng cao, bởi vì các thể chế toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang tỏ ra bất lực.
Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Yashwant Sinha, do quyền lực kinh tế đã chuyển từ Mỹ và châu Âu sang châu Á nên khu vực này cần phải đi đầu trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế. Còn Chủ tịch Marcus Agius của Công ty Barclays Plc cho rằng các thể chế toàn cầu đảm trách việc xử lý các vấn đề kinh tế có vẻ như đã lỗi thời.
Ông Yoshimi Watanabe, Bộ trưởng phụ trách cải cách hành chính và dịch vụ tài chính của Nhật Bản, cho rằng các nước châu Á cần hỗ trợ nhau để đối phó với các cuộc khủng hoảng bởi vì không còn có thể hy vọng Mỹ là "đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu". Theo ông, các nước châu Á "đang ở cùng trên một con thuyền và cùng nhằm tới một hướng".
Các đại biểu tham dự diễn đàn này được thông báo rằng châu Á, dẫn đầu là Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ định hướng nền kinh tế toàn cầu trong tương lai, do nhu cầu rất cao của họ đối với hàng tiêu dùng, do tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và có các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh.
Ông Peter Brabeck-Letmathe, Chủ tịch Tập đoàn Nestle của Thụy Sĩ, cho rằng đây là lần đầu tiên châu Á trở thành "người lãnh đạo" của nền kinh tế thế giới./.
Nghe dân nói, nói để dân nghe - ghi nhận ở Vĩnh Phúc  (16/06/2008)
Ngành hậu cần quân đội với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (16/06/2008)
Phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực phấn đấu đưa nền báo chí nước nhà phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa  (16/06/2008)
Phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực phấn đấu đưa nền báo chí nước nhà phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa  (16/06/2008)
Đoàn Tòa thánh Va-ti-can kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (16/06/2008)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên