Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ
TCCSĐT - Ngày 14-7, tại Đồng Tháp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm vùng Tây Nam Bộ. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Tây Nam Bộ.
Sản xuất công nghiệp đạt gần 44.670 tỉ đồng, bằng 39,22% kế hoạch, tăng 5,97 % so cùng kỳ. Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá là Tiền Giang tăng 15,8%, Đồng Tháp tăng 11%, Kiên Giang tăng 10%, Thành phố Cần Thơ tăng 7,5%... Việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn để sản xuất kinh doanh trong gói kích cầu của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất và có bước chuyển biến tích cực.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,2 tỉ USD, bằng 36,85% kế hoạch năm, giảm 9,7% so cùng kỳ; chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu chỉ đạt gần 700 triệu USD, giảm 28,19% so cùng kỳ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế trong vùng vẫn còn thiếu và yếu, nhiều bệnh viện quá tải... Y tế toàn vùng hiện nay mới đạt 18,7 giường bệnh/vạn dân, thấp hơn mức bình quân cả nước (23,81 giường bệnh/vạn dân); 5 bác sĩ/vạn dân, so với bình quân cả nước 6,5 bác sĩ/vạn dân)…
Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009 của toàn vùng
Các đại biểu dự Hội nghị đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm đưa kinh tế - xã hội trong vùng phát triển mạnh hơn nữa, nhất là sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy hải sản - thế mạnh của vùng, đặc biệt là các giải pháp đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo và công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những nỗ lực của các tỉnh trong vùng trong khó khăn vẫn duy trì tốc độ cao so với cả nước, phát huy tốt vai trò là đầu mối cung cấp lúa gạo, nông sản, trái cây lớn nhất của cả nước, góp phần quan trọng vào việc giữ vững và ổn định sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản tiếp tục phát huy được thế mạnh, lượng xuất khẩu cao hơn. Các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; chính sách tôn giáo, dân tộc đã tạo được những bước chuyển biến mới.
Phó Thủ tướng khẳng định: thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 20 triệu dân là con người, thế mạnh này cần được phát huy để làm giàu cho đất nước, cho quê hương và cho chính mình. Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung vào các Nghị quyết của Chính phủ về kích cầu, nhất là Nghị quyết 30. Chú ý triển khai đúng tiến độ, hiệu quả, đúng mục tiêu. Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ để ổn định đời sống nhân dân; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Cuối năm 2009, 13 tỉnh của trong vùng phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%.
Các bộ, ngành cần tích cực hỗ trợ kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ phát triển hơn nữa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu, đề xuất chủ trương về xuất khẩu lương thực và chính sách cho thủy sản. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng đề án để thay thế cho Quyết định 20/2006-QĐ-TTG ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới trường lớp cần được quy hoạch lại và xây dựng thêm, kết hợp với kiên cố hoá và chuẩn hóa. Chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên, thầy thuốc phải được tính toán một cách căn cơ…/.
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 801 (7-2009)  (15/07/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 71 (10-7-2009)  (15/07/2009)
Giới thiệu chính sách mới số 181  (15/07/2009)
Bước khởi đầu suôn sẻ?  (14/07/2009)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên