Kỷ niệm xưa tiếp thêm động lực
Nhà báo Đỗ Xuân Lộc sinh năm 1930, tại thành phố Yên Bái. Ông nhập ngũ năm 1948 làm chiến sĩ liên lạc ở tỉnh đội, rồi đi học trường Chính trị Phùng Chí Kiên trở thành Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 432, Trung đoàn 249 chiến đấu tiêu diệt địch trên địa bàn Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là Chính trị viên Đại đội 338 vận tải bằng ngựa, thuộc Phòng Hậu cần, Khu Tây Bắc. Đã 55 năm trôi qua, ông vẫn nhớ như in những kỷ niệm về các “chiến sĩ” ngựa thồ góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khó khăn là thế nhưng anh em vẫn quyết tâm. Có đồng chí bị sốt rét, chỉ huy bắt ở lại, thế nhưng hai hôm sau đã đuổi kịp đơn vị, vì lo ngựa của mình giao cho người khác không quen dễ sinh hư. Có chiến sĩ thức suốt đêm đốt bồ kết xông cho ngựa bị đầy hơi chướng bụng. Những khi máy bay địch ném bom vào đội hình, ngựa sợ giật cương chạy vào rừng, cả đơn vị bổ đi tìm, thấy ngựa, chiến sĩ giám mã ôm đầu ngựa khóc vừa mắng, vừa mừng. Tuy thiếu thốn, đã có người phải đổi một chiếc đồng hồ để lấy một gói thuốc lào nhỏ, nhưng hàng phục vụ chiến dịch chúng tôi không tơ hào, không hao hụt. Gạo để người ăn, thóc cho ngựa mang kèm riêng theo cung đường. Mỗi tháng đại đội vận chuyển khoảng 30 tấn hàng, mưa nắng thì khắc phục, bom đánh tắc đường thì vòng tránh, ngựa không cần có đường đi sẵn, nên chúng tôi luôn bảo đảm về mặt thời gian đến hết chiến dịch...
Giải phóng Điện Biên, nhà báo Đỗ Xuân Lộc về Ban Tuyên huấn Cục Chính trị (Khu Tây Bắc), rồi lần lượt làm Tổng biên tập Báo Chiến sĩ Tây Bắc (Báo Quân khu 2 ngày nay), Chính trị viên Đoàn Văn công Quân khu 2. Ông chuyển ngành về Bộ Cơ khí luyện kim năm 1971, sau đó về phụ trách Bộ môn Tuyên truyền của Tổng cục Thể dục thể thao cho đến năm 1982 nghỉ hưu tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Những tưởng về hưu sẽ thảnh thơi, được nhân dân và chính quyền tín nhiệm ông tiếp tục có 10 năm công tác tại địa phương ở các vị trí như: Phụ trách công tác tuyên giáo Đảng ủy, nhân viên tư pháp, tổ hòa giải… của phường. Từ 1993 đến năm 2007 ông được Hội Cựu chiến binh Hà Nội giao làm Trưởng ban biên tập Bản tin Cựu chiến binh Thủ đô. Nay đã 80 tuổi nhưng ông vẫn rất hăng hái tham gia biên soạn cuốn Lịch sử Hội Cựu chiến binh Thành phố Hà Nội (1989 - 2009). Ông tâm sự: Tuổi già, sức yếu nhưng cứ nghĩ đến những ngày phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ tôi lại thấy khỏe thêm. Hào khí Điện Biên, nghĩa tình đồng đội, đức hy sinh vì đất nước đã tiếp thêm cho tôi động lực./.
Ðiện Biên Phủ - nơi hội tụ sức mạnh của cả nước  (09/04/2009)
Vài nét về Điện Biên Phủ  (09/04/2009)
Câu chuyện về thắng - thua hay bồ câu - diều hâu  (09/04/2009)
Chính phủ Nga đưa ra kế hoạch chống khủng hoảng kinh tế, tài chính  (09/04/2009)
Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập ILO  (09/04/2009)
Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2009  (09/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển