Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2019
23:15, ngày 04-05-2019
TCCSĐT - Chiều 04-5-2019, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 4-2019 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Một trong những nội dung quan trọng của Phiên họp là chuẩn bị các nội dung của Chính phủ trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra vào cuối tháng 5.
Tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ bàn thảo một số nội dung chính như tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019; tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2019; công tác chuẩn bị cho và một số vấn đề khác…
Kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2019
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân tích bối cảnh tháng 4 vừa qua, tình hình trong nước xảy ra nắng nóng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; tình hình thế giới có giá dầu tăng tác động đến giá cả các mặt hàng, nhất là xăng dầu. Tuy vậy, kinh tế - xã hội tháng 4 vẫn có nhiều điểm tích cực.
Kinh tế vĩ mô ổn định, tổng cầu tăng mạnh. Một số chỉ tiêu vẫn tiếp tục phát huy kết quả tốt từ cuối quý I như ngân sách tăng khá, trên 26% so với cùng kỳ. Cả nước thành lập nhiều doanh nghiệp mới; thu hút đầu tư tăng kỷ lục, có nhiều dự án quy mô lớn. Sản xuất nông nghiệp cơ bản được mùa, dịch tả lợn châu Phi đã kiểm soát, hạn chế thiệt hại mức thấp nhất. Xuất khẩu tăng khá và tiếp tục xuất siêu. Lạm phát ở mức thấp và trong vòng kiểm soát, dù giá một số dịch vụ và giá xăng dầu được điều chỉnh tăng. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của nước ta tăng, đứng thứ hai trong các nước ASEAN. Văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, đặc biệt là tỷ lệ hộ thiếu đói giảm 26,1%.
Về vấn đề tăng giá điện và giá xăng dầu vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể bao cấp. Việc tăng giá điện đã được Chính phủ và Thường trực Chính phủ thảo luận kỹ lưỡng. Do giá điện tăng cùng thời điểm giá xăng dầu tăng nên các loại quỹ không thể hỗ trợ nhiều, gây tâm tư cho nhân dân. Ngoài ra, phương pháp tính (giá điện) chưa thực sự khoa học, rõ ràng, thuyết phục cũng dẫn đến tâm tư trong nhân dân những ngày gần đây.
Về vấn đề tăng giá điện và giá xăng dầu vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể bao cấp. Việc tăng giá điện đã được Chính phủ và Thường trực Chính phủ thảo luận kỹ lưỡng. Do giá điện tăng cùng thời điểm giá xăng dầu tăng nên các loại quỹ không thể hỗ trợ nhiều, gây tâm tư cho nhân dân. Ngoài ra, phương pháp tính (giá điện) chưa thực sự khoa học, rõ ràng, thuyết phục cũng dẫn đến tâm tư trong nhân dân những ngày gần đây.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tiến hành thanh tra về việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá để công bố công khai cho toàn dân biết. “Việc này, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cũng thấy cần thiết phải báo cáo lại trước Chính phủ, trước nhân dân về vấn đề này”, Thủ tướng nói.
Qua Diễn đàn Kinh tế tư nhân vừa qua, Thủ tướng lưu ý thủ tục hành chính của một số bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ. Cùng với đó là vấn đề thể chế cho kinh tế số, dù đã có chủ trương nhưng đến nay triển khai còn chậm. Nêu thực tế này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Về vốn đầu tư công, Thủ tướng nêu thực trạng giải ngân rất chậm và yêu cầu các thành viên Chính phủ có biện pháp mạnh mẽ hơn, đồng thời xử lý nghiêm hơn nữa các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư để chậm trễ.
Qua Diễn đàn Kinh tế tư nhân vừa qua, Thủ tướng lưu ý thủ tục hành chính của một số bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ. Cùng với đó là vấn đề thể chế cho kinh tế số, dù đã có chủ trương nhưng đến nay triển khai còn chậm. Nêu thực tế này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Về vốn đầu tư công, Thủ tướng nêu thực trạng giải ngân rất chậm và yêu cầu các thành viên Chính phủ có biện pháp mạnh mẽ hơn, đồng thời xử lý nghiêm hơn nữa các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư để chậm trễ.
Đánh giá về công tác thông tin tuyên truyền vừa qua, Thủ tướng cho rằng, các cơ quan báo chí cần rút kinh nghiệm về việc chưa làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền việc tăng giá điện và giá xăng dầu, gây tâm lý không tốt trong xã hội. Còn tình trạng đưa tin giật gân, đưa gương xấu, chưa thông tin nhiều các tấm gương sáng, người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến để nhân rộng trong xã hội. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan báo chí đưa tin có trách nhiệm, tạo đồng thuận trong xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội đất nước.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4, tình hình kinh tế xã hội của đất nước tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2019 tăng 0,31% so với tháng trước, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2019 tăng 2,71% so với cùng kỳ - mức tăng bình quân 4 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,9%. Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015, tăng 11,9%.
Số doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký tiếp tục tăng, với trên 43 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 540.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có trên 17.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,6% so với cùng kỳ. Vốn FDI đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5%. Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng 28,6%. Xuất khẩu tiếp tục tăng khá, đạt 78,76 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ; đặc biệt khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 10,5%. Nhập khẩu đạt 78,05 tỷ USD, tăng 10,4%. Xuất siêu 711 triệu USD.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4, tình hình kinh tế xã hội của đất nước tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2019 tăng 0,31% so với tháng trước, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2019 tăng 2,71% so với cùng kỳ - mức tăng bình quân 4 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,9%. Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015, tăng 11,9%.
Số doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký tiếp tục tăng, với trên 43 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 540.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có trên 17.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,6% so với cùng kỳ. Vốn FDI đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5%. Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng 28,6%. Xuất khẩu tiếp tục tăng khá, đạt 78,76 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ; đặc biệt khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 10,5%. Nhập khẩu đạt 78,05 tỷ USD, tăng 10,4%. Xuất siêu 711 triệu USD.
Và một số điểm cần lưu ý
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, nhắc lại những kết quả, những điểm tích cực, tiến bộ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng, Thủ tướng cũng yêu cầu, cần thấy rõ những tồn tại, khó khăn thách thức trên các lĩnh vực, cần hết sức lưu ý tới những tác động từ tình hình thế giới. Các bộ trưởng, trưởng ngành phải xem lại những bất cập trong phạm vi quản lý, nhất là với những vấn đề gây bức cho nhân dân, có ngay giải pháp để xử lý.
Theo Thủ tướng, nhiệm vụ từ nay tới cuối năm rất nặng nề, các bộ ngành, địa phương cần cố gắng hơn, đề ra các giải pháp, đối sách khả thi trước mắt và trung hạn, phù hợp với những diễn biến mới, các động thái chính trị, kinh tế, ngoại giao của các nước, các đối tác quốc tế và khu vực. Các thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương phải quán triệt và nghiêm túc thực hiện phương châm 12 chữ "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả", chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn nữa các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, bám sát mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và hằng quý để điều hành. Cắt giảm thủ tục hành chính thực chất hơn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh quyết liệt, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh, tất cả các giải pháp, nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ đều phải được thực hiện. Từ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0… cho tới các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xã hội đều phải đôn đốc, giải quyết, tất cả đều phải được hâm nóng. Trong tháng 6, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng sẽ trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ tại một số bộ, Văn phòng Chính phủ phải đôn đốc việc này tốt hơn nữa.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng trước hết nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, không vì tăng trưởng mà vi phạm chỉ tiêu lạm phát. Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành thực hiện tốt chính sách tiền tệ, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Đồng thời, có biện pháp bảo đảm tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hợp lý để thúc đẩy sản xuát kinh doanh. Chú trọng hơn nữa công tác thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng, không để xảy ra tình trạng mất an toàn.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng trước hết nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, không vì tăng trưởng mà vi phạm chỉ tiêu lạm phát. Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành thực hiện tốt chính sách tiền tệ, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Đồng thời, có biện pháp bảo đảm tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hợp lý để thúc đẩy sản xuát kinh doanh. Chú trọng hơn nữa công tác thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng, không để xảy ra tình trạng mất an toàn.
Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước, siết chặt và tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Làm tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi thường xuyên, tiết kiệm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, khánh tiết, công tác nước ngoài...
Sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công và chủ trương xây dựng Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nghiêm khắc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân gây chậm trễ việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2019 gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của nhà nước. Đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thống nhất ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quy hoạch, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung liên quan tới thực hiện Luật Quy hoạch để để tháo gỡ các vướng mắc.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, xử lý triệt để nhằm chấm dứt sớm dịch tả lợn châu Phi; đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu về dán tem nhãn để truy xuất nguồn gốc; ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp. Theo dõi sát tình hình nắng nóng, cung cấp đủ nước cho sản xuất, đề phòng cháy rừng, cháy chợ, cháy khu công nghiệp.
Theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh trong công nghiệp, xây dựng, đặc biệt là trong công nghiệp chế biến, chế tạo; khuyến khích đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Chủ động giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho triển khai thực hiện các dự án. Đồng thời, đảm bảo việc cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt. Đẩy mạnh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, tránh tình trạng "mượn đường" để xuất khẩu sang nước thứ 3.
Xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Sớm trình Thủ tướng Đề án xử lý tranh chấp thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.
Bộ Xây dựng cần theo dõi sát diễn biến, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường bất động sản; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nhà ở xã hội; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nhà cho thuê, nhà ở cho người có thu nhập thấp; sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị…
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính là vấn đề rất quan trọng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo đầy đủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 02 tại phiên họp Chính phủ tháng 5, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo… Sớm xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết cụ thể hóa một số chính sách hỗ trợ quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong lĩnh vực xã hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, mê tín dị đoan để hoạt động thu lợi bất chính; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các bộ, ngành, địa phương theo phân công cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Vesak 2019.
Trong lĩnh vực xã hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, mê tín dị đoan để hoạt động thu lợi bất chính; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các bộ, ngành, địa phương theo phân công cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Vesak 2019.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức tốt các hoạt động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019; xử lý nghiêm các vi phạm chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, nhất là trợ giúp các đối tượng yếu thế, người tàn tật, người già và trẻ em cô đơn, không nơi nương tựa.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp hè, phòng chống đuối nước trẻ em và các tai nạn khác. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh theo mùa, các biện pháp giảm quá tải bệnh viện.
Xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, sai phạm trong thi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học năm 2018 và những năm trước, đảm bảo không có vùng cấm, tiếp tục lấy lại sự công bằng trong thi cử, Rút kinh nghiệm, tiếp tục rà soát các tình huống, nguy cơ để không xảy ra tiêu cực, sai phạm nào trong năm 2019. “Thái độ Chính phủ về vấn đề này rất cương quyết”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc thải bỏ rác thải nhựa. Triển khai hiệu quả Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa". Sớm trình ban hành Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế; Chỉ thị về phát huy Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ…
Bộ Công an đấu tranh, ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động chống phá, bảo đảm ổn định an ninh chính trị; tiếp tục triển khai kế hoạch tấn công, trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, thông tin chính xác, kịp thời, nhất là về những chính sách mới, tạo đồng thuận tốt hơn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, chú ý hơn bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc kiểm tra thực chất hơn, nhất là các nhiệm vụ tại Nghị quyết 01, 02, báo cáo công khai tại phiên họp Chính phủ. Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo chuẩn bị tốt các đề án, báo cáo phục vụ Hội nghị Trung ương 10, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Các thành viên Chính phủ chuẩn bị sẵn sàng trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Các bộ ngành, địa phương liên quan khẩn trương, nghiêm túc thực hiện tổng kết, đánh giá, gửi các báo cáo, tài liệu, số liệu để làm việc với các đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế xã hội Đại hội XIII của Đảng./.
Sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị tại 13 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên  (04/05/2019)
Sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị tại 13 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên  (04/05/2019)
Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương của Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông  (04/05/2019)
EVNNPC hướng tới không sử dụng tiền mặt trong thanh toán tiền điện  (04/05/2019)
Agribank, mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết kinh tế tư nhân  (04/05/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển