Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương của Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông
23:15, ngày 04-05-2019
TCCSĐT - Ngày 04-5-2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá từ ngày 01-5 đến ngày 16-8-2019 ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam cho rằng các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không làm phương hại đến quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển của các nước có liên quan.
Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.”.
Việt Nam cho rằng các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không làm phương hại đến quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển của các nước có liên quan.
Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.”.
** Được biết, ngày 01-5 vừa qua, tờ China Daily của Trung Quốc dẫn thông báo từ Cảnh sát biển Trung Quốc cho biết, phạm vi khu vực biển thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc năm 2019 bao gồm biển Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông. Tất cả các vùng biển
được nêu trong lệnh cấm đánh bắt cá sẽ được theo dõi 24/24 và mọi vi
phạm sẽ được xử lý kịp thời.
Trên bản đồ khu vực Biển Đông trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông mà Trung Quốc nói ở đây bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), một phần khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Trước đó, tại cuộc họp báo tháng 3-2018, về vấn đề này, Bộ Ngoại giao từng lên tiếng thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương đưa ra xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển của Việt Nam - Trung Quốc./.
EVNNPC hướng tới không sử dụng tiền mặt trong thanh toán tiền điện  (04/05/2019)
Agribank, mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết kinh tế tư nhân  (04/05/2019)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4-2019  (04/05/2019)
Biểu tượng sức mạnh dân tộc và tinh thần thời đại  (04/05/2019)
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Trang sử vàng hào hùng của dân tộc Việt Nam  (04/05/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên