Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc tại tỉnh Kon Tum
22:30, ngày 18-03-2019
Chiều 18-3, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kon Tum.
Cùng tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Mạnh Hùng…
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Đăng Hòa đã báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2018 và 2 tháng đầu năm 2019.
Tiếp tục thực hiện ba đột phá
Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, chiếm khoảng 17,6% diện tích khu vực Tây Nguyên. Tỉnh có dân số hơn 520.000 người, với 30 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53%.
Kon Tum hiện xác định 3 lĩnh vực đột phá hiện nay là tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới kết hợp dịch vụ; phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính…
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, sau khi nghe các ý kiến phát biểu và qua theo dõi, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, điểm nổi bật trong bức tranh tổng thể kinh tế-xã hội của tỉnh là tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2018 tăng 9,28% so với năm 2017, vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất nông nghiệp đã gắn với kế hoạch của địa phương. Thu ngân sách vượt dự toán. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Việc dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chỉ đạo quyết liệt. Kon Tum đã hình thành được các vùng chuyên canh sâm Ngọc Linh Kon Tum và bước đầu có sản phẩm công nghiệp chế biến.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Kon Tum đã cố gắng vượt qua khó khăn thử thách, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn. Cùng với những vùng trồng cao su, càphê, đã hình thành vùng dược liệu, hoa, củ, quả ôn đới. Nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng nhưng Kon Tum đã hình thành được 1 số cánh đồng lớn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các nhà đầu tư lớn đã đến.
Kon Tum đã có những nghị quyết mang tầm nhìn xa về xác định 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh (huyện Ngọc Hồi, Kon Plông và thành phố Kon Tum) và Tỉnh ủy đã đưa ra những giải pháp từng bước thực hiện. Năm 2018, ba vùng này đã thu hút 39 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 508 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với tỉnh về khó khăn khi có 102 xã, phường thị trấn nhưng hiện mới có 17 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (trong đó 13 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới). Như vậy, để đến năm 2020 có 50% số xã nông thôn mới đòi hỏi Kon Tum phải rất nỗ lực.
Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận Kon Tum đã thực hiện tốt công tác sắp xếp các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện. Qua đó, tỉnh đã giảm được 91 đơn vị, 129 lãnh đạo; đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh.
Biểu dương Kon Tum về những kết quả đạt được thời gian qua trong hầu hết các lĩnh vực, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những khó khăn, hạn chế của Kon Tum hiện nay như việc gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, ứng dụng khoa học; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; công tác dân vận ở một số nơi chưa hiệu quả; tỷ trọng các ngành kinh tế mũi nhọn mà tỉnh đã xác định còn chưa cao, tỉnh còn chậm phát triển các vùng nguyên liệu, sức cạnh tranh thấp…
Nhất trí với những định hướng mà tỉnh đã đề ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kon Tum phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Đẳng sâm Kon Tum; thực hiện kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước hình thành các vùng chuyên canh tạo ra sản phẩm chủ lực của tỉnh. Cùng với đó, Kon Tum cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hình thành Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh...
Chủ tịch Quốc hội lưu ý Kon Tum cần rà soát các mục tiêu đã đạt được và sắp tới cần làm gì để khai thác tiềm năng thế mạnh; gìn giữ những nếp nhà rông còn nguyên sơ, có giá trị văn hóa ở các bản làng; cần xem xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực hơn nữa để khai thác thế mạnh là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Hiện nay, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, tỉnh Kon Tum đã quy hoạch một số điểm du lịch. Tuy nhiên, các vị trí này có liên quan đến quốc phòng, an ninh nên việc lập hồ sơ thành điểm du lịch không được công nhận (mặc dù Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ "phê duyệt Quy hoạch phát triển Du lịch Vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030" đều có quy định phát triển du lịch tại các khu vực này).
Chủ tịch Quốc hội đề nghị sắp tới tỉnh tiếp tục làm việc với các bộ, ngành và tìm cho ra nguyên nhân vì sao, chỗ nào phải chứng minh về các điểm du lịch nằm ngoài hành lang khu vực phòng thủ để đưa vào quy hoạch du lịch của Tây Nguyên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nhấn mạnh khu vực Tây Nguyên là một trong những địa bàn chiến lược, việc giữ vững an ninh chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt những kế hoạch, phương án đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Nhất trí về nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị mà tỉnh đã đề ra, Chủ tịch Quốc hội đồng ý với kiến nghị của tỉnh đề nghị Trung ương có cơ chế ưu tiên kinh phí cho các tỉnh nghèo có đường biên giới 2 quốc gia đi qua để chủ động trong việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đối ngoại (nhất là với Lào và Campuchia).
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là nguyên tắc và quan điểm chung; đồng thời khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện các chính sách khuyến khích hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới; chính sách phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh tuyến biên giới; hỗ trợ nguồn lực cho các địa phương còn khó khăn (chưa tự cân đối được ngân sách) trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần chăm lo cuộc sống đồng bào, giữ vững những “cột mốc lòng dân” vùng biên giới nói chung.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tỉnh cần hoàn thiện thủ tục, hồ sơ, đề án thành lập thị trấn Măng Đen trên cơ sở xã Đăk Long, huyện Kon Plông, theo quy định; làm tiếp những thủ tục cần thiết tiếp theo về việc thành lập thị xã Ngọc Hồi. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có trách nhiệm dựa trên báo cáo của Chính phủ xem xét, quyết định.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí với các ý kiến phát biểu cho rằng, Dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla (đoạn từ làng PLei Groi đến làng Kon Klor 2 và từ làng Kon Hra Chót đến làng Kon Tum Kơ Pơng (thuộc các phường Thắng Lợi và Thống Nhất, thành phố Kon Tum) là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm chống sạt lở bờ sông đoạn qua thành phố Kon Tum, đồng thời phát triển và mở rộng không gian đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương...
Những đề xuất, kiến nghị khác, Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo cụ thể, đồng thời yêu cầu Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội tổng hợp, yêu cầu Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu xem xét giải quyết theo thẩm quyền và báo kết quả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Mạnh Hùng thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kon Tum tiếp thu các ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; cho biết sẽ đưa các ý kiến vào kế hoạch, chương trình công tác nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
Gìn giữ môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa để phát triển
Sáng cùng ngày, tại huyện Kon Plông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã tới dự Lễ khai mạc “Chế tác nhạc cụ dân tộc;” thăm, trao quà và chung vui cùng dân làng thôn Kon Bring, xã Đăk Long; làm việc với Huyện ủy Kon Plông.
Làm việc với Huyện ủy Kon Plông, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng khi tới thăm huyện phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đã lên tới 80% tổng diện tích tự nhiên.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nằm trên độ cao trung bình 1.000-1.200 mét so với mặt nước biển, khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, Kon Plông là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum, đã được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Khu du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng hiện nay đồng bào các dân tộc của huyện có cuộc sống ngày càng phát triển. Nhấn mạnh huyện đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng huyện cần đi vào công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao để phục vụ lại du lịch sinh thái.
Cả huyện có 9 xã, 89 thôn, 117 làng, với trên 80% là đồng bào dân tộc Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm so với năm 2017 nhưng vẫn còn chiếm 32,55%. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng còn thấp so với bình quân chung của khu vực và cả nước.
Chủ tịch Quốc hội và các ý kiến phát biểu nhấn mạnh cho rằng, huyện cần chọn thế mạnh, bản sắc văn hóa tạo thành nét đặc thù để phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa là rất quan trọng, làm sao giữ gìn, phát huy các lễ hội truyền thống; giữ gìn môi trường sinh thái, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Huyện chú ý những dự án đi vào sản xuất chế biến nông sản theo công nghệ cao, phục vụ du lịch sinh thái.
Cùng với đó, nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, cả hệ thống chính trị cần tăng cường phối hợp, trong đó có trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể xã hội trong tuyên truyền, giám sát phản biện xã hội.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý chính quyền địa phương tiếp tục chăm lo đời sống văn hóa tinh thần để đồng bào các dân tộc trên địa bàn tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện chú trọng công tác giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương, trong đó có công tác cán bộ là nữ dân tộc thiểu số.
Về khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khi đã có quy hoạch, Trung ương đầu tư nâng cấp Quốc lộ 24 đoạn từ tỉnh Kon Tum đi Quảng Ngãi. Để khai thác khu du lịch, địa phương phải chủ động thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái Măng Đen mang nét đặc thù…
Trước đó, chiều 17-3, tại thành phố Kon Tum, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã tới thăm gia đình bà Huỳnh Thị Hoa (79 tuổi) là thân nhân liệt sỹ; bà Nguyễn Thị Nhâm (89 tuổi), gia đình có công với cách mạng và thân nhân gia đình bà Y Một, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.
Tại các gia đình đến thăm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội đã trao quà và ân cần thăm hỏi, chúc sức khỏe thân nhân các gia đình chính sách, nguyên lãnh đạo Quốc hội; mong các gia đình tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng phát triển.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Đăng Hòa đã báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2018 và 2 tháng đầu năm 2019.
Tiếp tục thực hiện ba đột phá
Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, chiếm khoảng 17,6% diện tích khu vực Tây Nguyên. Tỉnh có dân số hơn 520.000 người, với 30 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53%.
Kon Tum hiện xác định 3 lĩnh vực đột phá hiện nay là tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới kết hợp dịch vụ; phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính…
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, sau khi nghe các ý kiến phát biểu và qua theo dõi, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, điểm nổi bật trong bức tranh tổng thể kinh tế-xã hội của tỉnh là tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2018 tăng 9,28% so với năm 2017, vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất nông nghiệp đã gắn với kế hoạch của địa phương. Thu ngân sách vượt dự toán. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Việc dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chỉ đạo quyết liệt. Kon Tum đã hình thành được các vùng chuyên canh sâm Ngọc Linh Kon Tum và bước đầu có sản phẩm công nghiệp chế biến.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Kon Tum đã cố gắng vượt qua khó khăn thử thách, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn. Cùng với những vùng trồng cao su, càphê, đã hình thành vùng dược liệu, hoa, củ, quả ôn đới. Nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng nhưng Kon Tum đã hình thành được 1 số cánh đồng lớn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các nhà đầu tư lớn đã đến.
Kon Tum đã có những nghị quyết mang tầm nhìn xa về xác định 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh (huyện Ngọc Hồi, Kon Plông và thành phố Kon Tum) và Tỉnh ủy đã đưa ra những giải pháp từng bước thực hiện. Năm 2018, ba vùng này đã thu hút 39 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 508 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với tỉnh về khó khăn khi có 102 xã, phường thị trấn nhưng hiện mới có 17 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (trong đó 13 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới). Như vậy, để đến năm 2020 có 50% số xã nông thôn mới đòi hỏi Kon Tum phải rất nỗ lực.
Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận Kon Tum đã thực hiện tốt công tác sắp xếp các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện. Qua đó, tỉnh đã giảm được 91 đơn vị, 129 lãnh đạo; đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh.
Biểu dương Kon Tum về những kết quả đạt được thời gian qua trong hầu hết các lĩnh vực, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những khó khăn, hạn chế của Kon Tum hiện nay như việc gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, ứng dụng khoa học; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; công tác dân vận ở một số nơi chưa hiệu quả; tỷ trọng các ngành kinh tế mũi nhọn mà tỉnh đã xác định còn chưa cao, tỉnh còn chậm phát triển các vùng nguyên liệu, sức cạnh tranh thấp…
Nhất trí với những định hướng mà tỉnh đã đề ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kon Tum phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Đẳng sâm Kon Tum; thực hiện kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước hình thành các vùng chuyên canh tạo ra sản phẩm chủ lực của tỉnh. Cùng với đó, Kon Tum cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hình thành Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh...
Chủ tịch Quốc hội lưu ý Kon Tum cần rà soát các mục tiêu đã đạt được và sắp tới cần làm gì để khai thác tiềm năng thế mạnh; gìn giữ những nếp nhà rông còn nguyên sơ, có giá trị văn hóa ở các bản làng; cần xem xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực hơn nữa để khai thác thế mạnh là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Hiện nay, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, tỉnh Kon Tum đã quy hoạch một số điểm du lịch. Tuy nhiên, các vị trí này có liên quan đến quốc phòng, an ninh nên việc lập hồ sơ thành điểm du lịch không được công nhận (mặc dù Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ "phê duyệt Quy hoạch phát triển Du lịch Vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030" đều có quy định phát triển du lịch tại các khu vực này).
Chủ tịch Quốc hội đề nghị sắp tới tỉnh tiếp tục làm việc với các bộ, ngành và tìm cho ra nguyên nhân vì sao, chỗ nào phải chứng minh về các điểm du lịch nằm ngoài hành lang khu vực phòng thủ để đưa vào quy hoạch du lịch của Tây Nguyên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nhấn mạnh khu vực Tây Nguyên là một trong những địa bàn chiến lược, việc giữ vững an ninh chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt những kế hoạch, phương án đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Nhất trí về nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị mà tỉnh đã đề ra, Chủ tịch Quốc hội đồng ý với kiến nghị của tỉnh đề nghị Trung ương có cơ chế ưu tiên kinh phí cho các tỉnh nghèo có đường biên giới 2 quốc gia đi qua để chủ động trong việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đối ngoại (nhất là với Lào và Campuchia).
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là nguyên tắc và quan điểm chung; đồng thời khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện các chính sách khuyến khích hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới; chính sách phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh tuyến biên giới; hỗ trợ nguồn lực cho các địa phương còn khó khăn (chưa tự cân đối được ngân sách) trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần chăm lo cuộc sống đồng bào, giữ vững những “cột mốc lòng dân” vùng biên giới nói chung.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tỉnh cần hoàn thiện thủ tục, hồ sơ, đề án thành lập thị trấn Măng Đen trên cơ sở xã Đăk Long, huyện Kon Plông, theo quy định; làm tiếp những thủ tục cần thiết tiếp theo về việc thành lập thị xã Ngọc Hồi. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có trách nhiệm dựa trên báo cáo của Chính phủ xem xét, quyết định.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí với các ý kiến phát biểu cho rằng, Dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla (đoạn từ làng PLei Groi đến làng Kon Klor 2 và từ làng Kon Hra Chót đến làng Kon Tum Kơ Pơng (thuộc các phường Thắng Lợi và Thống Nhất, thành phố Kon Tum) là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm chống sạt lở bờ sông đoạn qua thành phố Kon Tum, đồng thời phát triển và mở rộng không gian đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương...
Những đề xuất, kiến nghị khác, Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo cụ thể, đồng thời yêu cầu Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội tổng hợp, yêu cầu Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu xem xét giải quyết theo thẩm quyền và báo kết quả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Mạnh Hùng thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kon Tum tiếp thu các ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; cho biết sẽ đưa các ý kiến vào kế hoạch, chương trình công tác nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
Gìn giữ môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa để phát triển
Sáng cùng ngày, tại huyện Kon Plông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã tới dự Lễ khai mạc “Chế tác nhạc cụ dân tộc;” thăm, trao quà và chung vui cùng dân làng thôn Kon Bring, xã Đăk Long; làm việc với Huyện ủy Kon Plông.
Làm việc với Huyện ủy Kon Plông, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng khi tới thăm huyện phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đã lên tới 80% tổng diện tích tự nhiên.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nằm trên độ cao trung bình 1.000-1.200 mét so với mặt nước biển, khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, Kon Plông là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum, đã được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Khu du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng hiện nay đồng bào các dân tộc của huyện có cuộc sống ngày càng phát triển. Nhấn mạnh huyện đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng huyện cần đi vào công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao để phục vụ lại du lịch sinh thái.
Cả huyện có 9 xã, 89 thôn, 117 làng, với trên 80% là đồng bào dân tộc Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm so với năm 2017 nhưng vẫn còn chiếm 32,55%. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng còn thấp so với bình quân chung của khu vực và cả nước.
Chủ tịch Quốc hội và các ý kiến phát biểu nhấn mạnh cho rằng, huyện cần chọn thế mạnh, bản sắc văn hóa tạo thành nét đặc thù để phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa là rất quan trọng, làm sao giữ gìn, phát huy các lễ hội truyền thống; giữ gìn môi trường sinh thái, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Huyện chú ý những dự án đi vào sản xuất chế biến nông sản theo công nghệ cao, phục vụ du lịch sinh thái.
Cùng với đó, nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, cả hệ thống chính trị cần tăng cường phối hợp, trong đó có trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể xã hội trong tuyên truyền, giám sát phản biện xã hội.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý chính quyền địa phương tiếp tục chăm lo đời sống văn hóa tinh thần để đồng bào các dân tộc trên địa bàn tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện chú trọng công tác giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương, trong đó có công tác cán bộ là nữ dân tộc thiểu số.
Về khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khi đã có quy hoạch, Trung ương đầu tư nâng cấp Quốc lộ 24 đoạn từ tỉnh Kon Tum đi Quảng Ngãi. Để khai thác khu du lịch, địa phương phải chủ động thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái Măng Đen mang nét đặc thù…
Trước đó, chiều 17-3, tại thành phố Kon Tum, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã tới thăm gia đình bà Huỳnh Thị Hoa (79 tuổi) là thân nhân liệt sỹ; bà Nguyễn Thị Nhâm (89 tuổi), gia đình có công với cách mạng và thân nhân gia đình bà Y Một, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.
Tại các gia đình đến thăm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội đã trao quà và ân cần thăm hỏi, chúc sức khỏe thân nhân các gia đình chính sách, nguyên lãnh đạo Quốc hội; mong các gia đình tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng phát triển.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý chính quyền địa phương tiếp tục chăm lo tốt công tác đền ơn đáp nghĩa để đời sống những gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú./.
Phiên họp lần thứ nhất về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội  (18/03/2019)
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc vụ nhiễm sán lợn Bắc Ninh  (18/03/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 11 đến ngày 17-3-2019  (18/03/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11 đến 17-3-2019)  (18/03/2019)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên