Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
TCCSĐT - Đó là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và nêu ra giải pháp tại Hội nghị về kinh tế - xã hội tháng 2 và kế hoạch tháng 3-2019 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng 05-3-2019. Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, bày tỏ sự quan ngại về bệnh dịch tả lợn châu Phi, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Thanh Liêm, cho biết: Hiện nay, một số tỉnh ở nước ta đã xảy ra tả lợn châu Phi. Nhưng điều đáng lo ngại là, mỗi ngày Thành phố tiêu thụ 10.000 con heo nhưng chỉ cung cấp được 20%. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Thành phố chắc chắn phải tiếp nhận nguồn heo từ các tỉnh, thành khác, do đó nếu không có giải pháp kịp thời, nguy cơ lây bệnh là rất lớn.
Báo cáo về vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Nguyễn Phước Trung khẳng định, Thành phố “đã có kế hoạch ứng phó” dù Thành phố chưa tiếp nhận nguồn heo từ các tỉnh phía Bắc nhưng vẫn đưa ra giả định tình huống khi Thành phố tiếp nhận heo vùng có dịch để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Các giải pháp đặt ra như: Tăng cường lực lượng kiểm soát ở các điểm đầu mối giao thông, nhất là ở khu vực cửa ngõ, trên các trục đường chính. Bên cạnh đó là việc tăng cường kiểm soát cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, bảo đảm nguồn nhập phải có nguồn gốc. Đặc biệt, các quận, huyện cũng cần tăng cường kiểm soát giết mổ trái phép, nếu không kiểm soát được việc này thì nguy cơ rất lớn. Đồng thời, Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Thành phố đã tập trung tuyên truyền tới người tiêu dùng.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Phước Trung, vừa qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 300 con heo từ tỉnh Thái Bình qua Thành phố để về Vĩnh Long. Nhưng sau đó, Thành phố đã phối hợp kiểm tra từ Vĩnh Long thì được biết số heo này không về Vĩnh Long, tức là đã đến địa phương khác. Đây là một trong những kẽ hở gây khó khăn trong quản lý, do đó, việc kiểm soát giết mổ trái phép cần được tập trung. Điều đáng mừng là, trước thông tin về dịch tả heo châu Phi, nên hiện nay các lò mổ ở Thành phố đã cam kết và thực hiện cam kết không nhận heo từ các tỉnh phía Bắc.
Cùng với việc khẳng định đơn vị đang phối hợp chặt chẽ để kiểm soát tình hình tả heo châu Phi, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban An toàn Thực phẩm Thành phố cho rằng, với tình hình giao thông thuận lợi, giá cả chênh lệch và thị trường mở nên nguy cơ đưa heo bệnh vào Thành phố là rất dễ xảy ra. Do đó, Ban An toàn thực phẩm Thành phố luôn phối hợp chốt chặn, kiểm tra nguồn gốc thịt heo, nhất là ở các chợ đầu mối. Đến thời điểm này, Ban An toàn thực phẩm Thành phố chưa ghi nhận trường hợp tả heo tai châu Phi nhưng thời gian qua có phát hiện các loại heo khác, trong đó có heo tai xanh, lở mồm long móng, tai xanh.
Cũng tại cuộc họp, đề cập đến các biện pháp ngăn chặn dịch tả heo châu Phi, Giám đốc Sở Công thương Phạm Thành Kiên cho biết, bên cạnh các giải pháp chủ động ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Thành phố, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp -Phát triển Nông thôn cùng Ban An toàn Thực phẩm Thành phố đã làm việc với các đơn vị chuẩn bị nguồn hàng cung cấp cho Thành phố. Ngoài thịt heo, Sở Công thương làm việc với các doanh nghiệp cung cấp gà để chuẩn bị, bổ sung trong tình huống xấu nhất.
Cũng tại Hội nghị, một vấn đề khác được nhiều đại biểu quan tâm được ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố thông tin. Đó là việc cán bộ đi nước ngoài vượt quy định. Bởi, theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố đã phân cấp, ủy quyền cho thủ trưởng sở - ngành, quận - huyện về giải quyết cán bộ đi nước ngoài. Còn đối với cán bộ thuộc Thành ủy quản lý thì phải được cho phép, chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố. Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều cán bộ đi nước ngoài vi phạm quy định trên như đi không báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc báo cáo nhưng chưa chấp thuận thì đã đi. Một số trường hợp đi nước ngoài vượt số lần quy định. Cá biệt có trường hợp trong hơn 2 năm, tổng số ngày đi nước ngoài hơn 100 ngày.
Nhận định về vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành Phong nhận xét nhìn chung quy định về đi nước ngoài được cán bộ chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, một số nơi không bảo đảm, không tuân thủ quy định đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của Thành phố./.
Việt Nam - Lào trao đổi kinh nghiệm hoạt động chính quyền địa phương  (05/03/2019)
Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3  (05/03/2019)
Khuyến khích doanh nghiệp Pháp mở rộng đầu tư tại Việt Nam  (05/03/2019)
Xây dựng đô thị thông minh ở Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (05/03/2019)
Việt Nam năm 2018: Đánh giá của cộng đồng quốc tế  (05/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển