Khuyến khích doanh nghiệp Pháp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Tiếp Ủy ban Điều hành Tập đoàn Air Liquide (Pháp) sáng 05-3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư, mở rộng sản xuất.
Tham dự buổi tiếp có Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary và các thành viên trong Ủy ban Điều hành toàn cầu Tập đoàn Air Liquide. Về phía Việt Nam có lãnh đạo Bộ Công Thương, VPCP.
Phát biểu tại buổi tiếp, lãnh đạo Ủy ban Điều hành Tập đoàn Air Liquide khẳng định, Việt Nam hiện có môi trường đầu tư kinh doanh rất thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Sớm có mặt tại Việt Nam (năm 1996), Air Liquide hiện là nhà cung cấp khí công nghiệp lớn với 10 đơn vị sản xuất đặt tại các địa phương trên cả nước, cung cấp khí phụ trợ cho các ngành công nghiệp ô tô, luyện kim, điện tử, thực phẩm, hóa dầu và chăm sóc sức khỏe.
Trong thời gian tới, Air Liquide có kế hoạch tăng gấp đôi tổng mức đầu tư tại Việt Nam để nâng cao năng lực cung cấp khí công nghiệp, phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển năng lượng sạch, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Đánh giá cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư - kinh doanh để thu hút đầu tư, luôn khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Phó Thủ tướng cho rằng, mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp hiện đang phát triển rất tích cực và thuận lợi, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Pháp đã và đang đầu tư rất hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến - chế tạo; các ngành công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực sản xuất máy tính, điện thoại, ô tô, lọc hóa dầu… Đây đều là các ngành, lĩnh vực mà Air Liquide có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tin tưởng Air Liquide sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và doanh nghiệp để đẩy nhanh quá trình chuẩn bị các dự án đầu tư, mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất tại Việt Nam./.
Xây dựng đô thị thông minh ở Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (05/03/2019)
Việt Nam năm 2018: Đánh giá của cộng đồng quốc tế  (05/03/2019)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 25-2 đến ngày 03-3-2019)  (05/03/2019)
Nâng mức hỗ trợ cho nông dân phải tiêu hủy lợn do dịch tả châu Phi  (04/03/2019)
Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội  (04/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển