Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học và gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu
Buổi làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học là cuộc làm việc đầu tiên của Thủ tướng, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng với các chuyên gia để nghe ý kiến đóng góp về Chiến lược 10 năm, văn kiện đang được Tiểu ban tích cực xây dựng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học.
Các ý kiến đã phân tích về tình hình thế giới, dẫn ra nhiều dự báo, nhận định của các cơ quan, tổ chức quốc tế về kinh tế thế giới trong thời gian tới khi môi trường bên ngoài sẽ tác động rất lớn để nước ta, hiện hội nhập quốc tế rất sâu rộng.
Theo các chuyên gia, trước biến số khó lường của thế giới trong 10 năm tới, giai đoạn có thể xuất hiện những điều chúng ta chưa từng thấy trong 10 năm qua, chiến lược nên tập trung vào tư duy chiến lược.
Các chuyên gia góp ý về nguy cơ mà đất nước đối diện, các mục tiêu 10 năm tới, các động lực tăng trưởng mới, những dư địa để đạt tốc độ tăng trưởng cao (trên 7%).
Theo một số ý kiến, các chỉ tiêu cần linh hoạt, không quá gò bó và rà soát lại các chỉ tiêu không còn phù hợp, trong đó, cần tập trung vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người. Cần lựa chọn các mũi nhọn để phát triển, thực hiện các mục tiêu phải có trọng tâm, trọng điểm, thay vì dàn trải.
Chiến lược cần xác định rõ mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực phải xem là then chốt.
Các chuyên gia cũng góp ý về chính sách phát triển kinh tế, trọng dụng nhân tài, tận dụng dư địa phát triển như kinh tế ven biển, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và phát huy động lực tăng trưởng mới như đô thị hóa, khoa học công nghệ, nông nghiệp…
Các chuyên gia đều nhất trí về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn đã thực hiện nhiều công trình lớn, hiện đại và tạo động lực phát triển của các tỉnh, vùng kinh tế và quốc gia. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Coi doanh nghiệp là trung tâm, có ý kiến cho rằng, các chính sách phải hướng đến ủng hộ người thắng cuộc (hỗ trợ doanh nghiệp thành công) chứ không phải chọn người thắng cuộc và chính sách phải tập trung giải phóng sức sản xuất.
Đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong khoa học và thực tiễn cuộc sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận các ý kiến không chỉ góp ý về quan điểm, tư duy phát triển, phương pháp tiếp cận, đổi mới cách làm văn kiện.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mới là nước thu nhập trung bình thấp, còn kém so với nhiều nước, thời cơ đến không nhiều, do đó, yêu cầu đặt ra là có khát vọng phát triển. Khát vọng nào cũng có cơ sở khoa học nhưng chúng ta cần cố gắng để vào dịp 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đất nước có sự chuyển biến căn bản, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, Thủ tướng nêu rõ. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu xa hơn. Khát vọng này cần đi liền với thể chế phát triển, bao gồm pháp luật, chính sách, bộ máy…
Mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục góp ý bằng hình thức trực tiếp hay bằng văn bản, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc làm việc để nghe thêm các ý kiến về vấn đề này.
* Tại buổi gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu, là thành viên Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08-3, Thủ tướng nêu rõ, trong lịch sử Việt Nam luôn có những tấm gương phụ nữ anh hùng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, có rất nhiều phụ nữ thành công trong các lĩnh vực, giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Thủ tướng gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu.
Ở Việt Nam, hiện nữ doanh nhân chiếm 27,8% tổng số doanh nhân, cao nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 7/54 quốc gia có nhiều chủ doanh nghiệp là nữ. Thủ tướng dẫn lại báo cáo của VCCI cho biết, số doanh nhân nữ thành công, ít bị phá sản, đình trệ hơn nam giới.
Sinh thời, Bác Hồ đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang và nhấn mạnh, non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ. Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Thủ tướng cũng dẫn lại lời của nhà văn Nga Macxim Gorki: “Đời vắng mẹ hiền, không phụ nữ - Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”. “Tôi thấy nhiều chị lăn lộn, tài ba, tính toán việc nước, việc nhà, lo toan, xử lý các vấn đề đặt ra rất giỏi giang. Đó là phẩm chất phụ nữ Việt Nam mà chúng ta trân quý”, Thủ tướng phát biểu.
Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ, trong chuyến thăm Nhật Bản vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có nói rằng sẽ đến, học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong vấn đề bình đẳng giới.
“Chúng ta có khát vọng phát triển mạnh mẽ, để thu nhập của người dân cao hơn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tốt hơn, môi trường kinh doanh được cải thiện hơn”, Thủ tướng mong muốn các nữ doanh nhân tiếp tục vươn lên, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, để Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới về các sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh ngày càng cao.
Thủ tướng đề nghị các nữ doanh nhân đóng góp vào nỗ lực “bứt phá, hiệu quả” mà Chính phủ đề ra trong phát triển kinh tế xã hội đất nước năm 2019. Có ý chí vươn lên mãnh liệt hơn nữa; thực thi tốt pháp luật, nghĩa vụ với Nhà nước; có ý thức tham gia xây dựng thể chế, pháp luật, đóng góp xây dựng môi trường kinh doanh tốt hơn. Không ngừng học hỏi, đổi mới sáng tạo, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, hội nhập tốt hơn. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp tích bảo vệ môi trường.
Đoàn kết, cạnh tranh lành mạnh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; chủ động nghiên cứu, đầu tư sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Có chiến lược sản xuất sạch hơn, bền vững hơn.
Thủ tướng cũng mong Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cải tiến, nâng cao hiệu quả trong hoạt động, hỗ trợ đắc lực các doanh nhân nữ.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn đồng hành với cộng đồng doanh nhân với tinh thần kiến tạo phát triển; bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, có các chính sách tốt hơn để cải thiện môi trường kinh doanh, để doanh nhân phát huy được lợi thế, giải phóng sức sản xuất, mọi người đều có có cơ hội tham gia sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho xã hội./.
Lãnh đạo Quốc hội gặp mặt nhân Ngày quốc tế phụ nữ 8-3  (02/03/2019)
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất  (02/03/2019)
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính làm việc tại tỉnh Tây Ninh  (02/03/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng  (02/03/2019)
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un rời ga Đồng Đăng, kết thúc chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (02/03/2019)
Chủ tịch Kim Jong-un: Chuyến thăm Việt Nam là chương trình trọng đại  (02/03/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên