Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng
21:19, ngày 02-03-2019
Sáng 02-3-2019, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03-3-1959 - 03-3-2019), 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03-3-1989 - 03-3-2019) và trao tặng Huân chương Quân công Hạng Nhất, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho Bộ đội Biên phòng.
Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Cách đây 60 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 03-3-1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100-TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang, nay là Bộ đội Biên phòng. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Bộ đội Biên phòng - Lực lượng vũ trang chuyên trách bảo vệ biên giới quốc gia; khẳng định bước trưởng thành, phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Ngày 03-3 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng.
Sau 30 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; các bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương, khu vực biên giới đã có bước phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; phòng tuyến nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ngày càng vững mạnh. Các cuộc vận động hướng về biên giới, hải đảo được triển khai rộng khắp cả nước, huy động nguồn lực to lớn giúp đỡ các xã, phường, làng, bản khu vực biên giới, hải đảo, các đồn, trạm biên phòng; kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc ở biên giới, hải đảo khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới. Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành Ngày hội của nhân dân các dân tộc khu vực biên giới; tuyên truyền, vận động nhân dân cả nước hướng về biên giới, hải đảo, đóng góp công sức bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới trong mọi tình huống.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và thành tích đặc biệt xuất sắc mà Bộ đội Biên phòng đã giành được trong suốt chặng đường 60 năm qua. Đồng thời ghi nhận, bước vào thời kỳ đổi mới, Bộ đội Biên phòng luôn thực hiện tốt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, luôn là lực lượng “gần dân, hiểu dân”, thường xuyên “bám trụ, bám dân, bám địa bàn”, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, bảo vệ dân, bảo vệ đường biên giới; được Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực biên giới tin tưởng và đánh giá cao.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng qua việc tổ chức thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về công tác Biên phòng và nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia ngày càng được nâng lên. “Ngày Biên phòng toàn dân” đã trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới. Các địa phương đã xuất hiện ngày càng nhiều phong trào thi đua trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Nhờ đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, biển đảo; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng được củng cố và tăng cường.
Chỉ rõ biên giới là “phên dậu, bờ cõi” quốc gia, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, được cha ông ta dày công gây dựng, gìn giữ từ hàng ngàn đời nay, Bác Hồ đã dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, Thủ tướng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và xác định bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, mang tính chất sống còn đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.
Đất nước đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng với những thời cơ thuận lợi và khó khăn đan xen, tình hình thế giới tiếp tục chuyển biến nhanh và khó lường. Trong bối cảnh mới, yêu cầu đổi mới và hội nhập, hợp tác và phát triển đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang với những yêu cầu mới, cao hơn cho cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng. Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Bộ đội Biên phòng cần chủ động hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện tốt các nội dung như: Quán triệt sâu sắc, tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ biên giới quốc gia.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về biên giới quốc gia và Bộ đội Biên phòng, nâng cao chất lượng huấn luyện đào tạo, nghiên cứu ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, dựa vào nội lực là chính, kết hợp với tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển, văn minh, hiện đại và phòng thủ vững chắc. Triển khai công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại Biên phòng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, kết nghĩa lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân hai biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể và của cả hệ thống chính trị. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối, của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ biên giới. Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước có đối sách phù hợp, xử lý hiệu quả các tình huống ở biên giới, không để bị động, bất ngờ…/.
Sau 30 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; các bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương, khu vực biên giới đã có bước phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; phòng tuyến nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ngày càng vững mạnh. Các cuộc vận động hướng về biên giới, hải đảo được triển khai rộng khắp cả nước, huy động nguồn lực to lớn giúp đỡ các xã, phường, làng, bản khu vực biên giới, hải đảo, các đồn, trạm biên phòng; kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc ở biên giới, hải đảo khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới. Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành Ngày hội của nhân dân các dân tộc khu vực biên giới; tuyên truyền, vận động nhân dân cả nước hướng về biên giới, hải đảo, đóng góp công sức bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới trong mọi tình huống.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và thành tích đặc biệt xuất sắc mà Bộ đội Biên phòng đã giành được trong suốt chặng đường 60 năm qua. Đồng thời ghi nhận, bước vào thời kỳ đổi mới, Bộ đội Biên phòng luôn thực hiện tốt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, luôn là lực lượng “gần dân, hiểu dân”, thường xuyên “bám trụ, bám dân, bám địa bàn”, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, bảo vệ dân, bảo vệ đường biên giới; được Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực biên giới tin tưởng và đánh giá cao.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng qua việc tổ chức thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về công tác Biên phòng và nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia ngày càng được nâng lên. “Ngày Biên phòng toàn dân” đã trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới. Các địa phương đã xuất hiện ngày càng nhiều phong trào thi đua trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Nhờ đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, biển đảo; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng được củng cố và tăng cường.
Chỉ rõ biên giới là “phên dậu, bờ cõi” quốc gia, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, được cha ông ta dày công gây dựng, gìn giữ từ hàng ngàn đời nay, Bác Hồ đã dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, Thủ tướng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và xác định bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, mang tính chất sống còn đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.
Đất nước đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng với những thời cơ thuận lợi và khó khăn đan xen, tình hình thế giới tiếp tục chuyển biến nhanh và khó lường. Trong bối cảnh mới, yêu cầu đổi mới và hội nhập, hợp tác và phát triển đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang với những yêu cầu mới, cao hơn cho cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng. Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Bộ đội Biên phòng cần chủ động hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện tốt các nội dung như: Quán triệt sâu sắc, tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ biên giới quốc gia.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về biên giới quốc gia và Bộ đội Biên phòng, nâng cao chất lượng huấn luyện đào tạo, nghiên cứu ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, dựa vào nội lực là chính, kết hợp với tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển, văn minh, hiện đại và phòng thủ vững chắc. Triển khai công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại Biên phòng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, kết nghĩa lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân hai biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể và của cả hệ thống chính trị. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối, của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ biên giới. Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước có đối sách phù hợp, xử lý hiệu quả các tình huống ở biên giới, không để bị động, bất ngờ…/.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un rời ga Đồng Đăng, kết thúc chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (02/03/2019)
Chủ tịch Kim Jong-un: Chuyến thăm Việt Nam là chương trình trọng đại  (02/03/2019)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02-2019  (01/03/2019)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2019  (01/03/2019)
“Chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều không nhiều”  (01/03/2019)
Quốc tế đánh giá cao công tác tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều  (01/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển