Phó Thủ tướng mong Bình Dương sớm trở thành một trung tâm kinh tế
Chiều 14-02, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng với lãnh đạo các bộ, ngành đã làm việc với Bình Dương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm cho biết kinh tế của tỉnh trong năm 2018 phát triển khá trên tất cả các lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững, ổn định. GRDP tăng 8,68%, vượt kế hoạch, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 130 triệu đồng/người/năm, gấp hơn 2 lần bình quân cả nước. Nhiều năm qua, tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương.
Năm qua, Bình Dương cũng được Cộng đồng thành phố thông minh thế giới (ICF) bình chọn là 1 trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới và là địa phương đầu tiên của Việt Nam, cùng với Singapore trở thành thành viên chính thức của ICF.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tỉnh Bình Dương đã quan tâm chăm lo cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn và tiết kiệm, dành nguồn kinh phí tới 500 tỷ đồng để chăm lo Tết cho hộ gia đình chính sách, công nhân và người nghèo.
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết thu nội địa chỉ đạt 35.360 tỷ đồng, đạt 90% dự toán do Trung ương giao.
Bên cạnh đó,hiện vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mức tăng trưởng cao nhưng chịu nhiều áp lực về dân số, giao thông và nhiều vấn đề xã hội. Do vậy, Bình Dương kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quan tâm triển khai đầu tư hệ thống đường sắt, đường thuỷ để phát triển đồng bộ, thúc đẩy dịch vụ logistics của khu vực trong đó có các dự án cầu Bình Lợi, nạo vét đá ngầm trên sông Đồng Nai, cầu Bạch Đằng, đường Thủ Biên - Đất Cuốc,...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết do Bình Dương tập trung nhiều lao động nên lượng dân số cơ học lớn, tăng nhanh gây sức ép cho công tác khám chữa bệnh, tỷ lệ bác sỹ trên 1 vạn dân còn thấp hơn trung bình của cả nước.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Bình Dương trong phát triển kinh tế, nhất là trong chăm lo đời sống nhân dân, tăng cường thu ngân sách trên địa bàn và thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài gắn với phát triển kinh tế, xã hội, đô thị và môi trường.
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Bình Dương góp ý, hiến kế với Chính phủ trong xây dựng thể chế, chính sách phát triển đô thị thông minh, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị và phát triển vùng kinh tế động lực bền vững, không tận thu mà khuyến khích tính năng động, tự chủ của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp,...
Đề nghị các bộ, ngành Trung ương tập trung gỡ khó cho vốn đầu tư các dự án hạ tầng giao thông quan trọng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Bình Dương, Phó Thủ tướng mong muốn Bình Dương sớm trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, coi trọng phát triển dịch vụ tài chính, logistics với mức tăng trưởng cao hơn mức tăng GRDP,.../.
Việt Nam cần có chính sách thu hút FDI “thế hệ mới”  (14/02/2019)
“Không để người dân giảm niềm tin vào đội ngũ Quản lý thị trường”  (14/02/2019)
Thái Bình cần chú trọng phát triển cả về số lượng, và chất lượng  (14/02/2019)
Thủ tướng dự khởi công một số dự án kinh tế trọng điểm ở Thái Bình  (14/02/2019)
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam  (14/02/2019)
Kiều hối: Nguồn nội lực... ở bên ngoài  (14/02/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay