Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ
Diễn đàn quốc gia về chất lượng bệnh viện lần thứ IV
Dự Diễn đàn quốc gia về chất lượng bệnh viện lần thứ IV (năm 2018), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại một số vấn đề, yêu cầu đã được đặt ra từ Diễn đàn quốc gia về chất lượng bệnh viện lần đầu tiên (năm 2013). Trước hết là phải thay đổi về tư duy trong các cơ sở khám chữa bệnh từ trị bệnh sang điều trị, cứu chữa người bệnh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng bệnh viện theo xu hướng, tiêu chí quốc tế, đo lường được và đặc biệt là có cơ chế để các tổ chức ở bên ngoài thu thập thông tin trực tiếp từ người bệnh.
Các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của nhân dân từ dự phòng đến điều trị, chất lượng khám chữa bệnh phải công khai, minh bạch. Ngành y tế cần tiếp tục huy động, vận động các tổ chức như Tổng hội Y học Việt Nam, các hiệp hội, đặc biệt là của người bệnh, người dân cùng tham gia cải tiến quy trình quản trị bệnh viện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý một số vấn đề cần chú trọng trong thời gian tới. Mục tiêu là các bệnh viện có dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất, thuốc điều trị phù hợp, chi phí hợp lý, môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Theo đó, ngành y tế phải đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ gắn với chế độ giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện, trạm y tế cơ sở. Đây là động lực để các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn… tạo uy tín, sự tin tưởng của người dân, thu hút người bệnh đến điều trị.
Với các kết quả tích cực bước đầu khi kết nối hệ thống thanh toán bảo hiểm y tế, mạng lưới các nhà thuốc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp tục công khai, minh bạch từ địa chỉ, hoạt động đến phác đồ điều trị… của bệnh viện cho cộng đồng, xã hội, người dân cùng giám sát, đánh giá.
“Chúng ta đang xây dựng Hệ tri thức Việt số hoá, trong đó có phân hệ về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Đây là cơ sở để thúc đẩy rất nhiều ứng dụng nhằm giải quyết những khó khăn mà ngành y tế đang gặp phải, trong đó có câu chuyện chất lượng bệnh viện”, Phó Thủ tướng gợi mở.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng lưu ý đến vai trò ngày càng quan trọng của các hiệp hội, cơ quan tổ chức như Tổng hội Y học Việt Nam, Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam, các tổ chức kiểm định chất lượng… cùng người dân thông qua các công cụ công nghệ thông tin để góp phần nâng cao chất lượng các bệnh viện.
Phó Thủ tướng đề nghị và mong muốn ngành y tế, từng cán bộ, nhân viên trong các cơ sở khám chữa bệnh, dự phòng, dược, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tiếp tục nỗ lực, cố gắng hết sức để thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn.
Khởi công xây dựng đường dây 500 kV từ Vũng Áng đến Pleiku
Ngày 18-12, tại Quảng Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng thêm 740 km đường dây truyền tải điện 500 kV. Đây là công trình có vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận, đánh giá cao Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan và đặc biệt là cấp uỷ, chính quyền và nhân dân 9 tỉnh có dự án đi qua đã tích cực vào cuộc để thực hiện các công việc hỗ trợ cho dự án được khởi công ngày hôm nay. Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao nỗ lực của EVN, các đơn vị tham gia thực hiện dự án đã nỗ lực triển khai các bước của dự án.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh các công trình đường dây 500 kV này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của người dân trong khu vực và cả nước. Các dự án đường dây truyền tải điện mạch 3 từ Vũng Áng đến Pleiku và dự án Sân phân phối 500 kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch là dự án có quy mô lớn, phức tạp, đi qua khu vực có địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa lũ.
Vì vậy, để thực hiện dự án an toàn, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý, đầu tư xây dựng dự án theo thẩm quyền và chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện đầy đủ các phần việc liên quan đến đầu tư xây dựng dự án theo quy định của pháp luật, kịp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án.
Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị chính quyền các cấp của 9 tỉnh của đường dây đi qua tiếp tục tập trung phối hợp cùng chủ đầu tư và các nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân, bảo đảm các yêu cầu về an ninh trật tự, bảo đảm cuộc sống ổn định của người dân sau bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. “Tôi mong bà con các vùng có dự án đi qua tiếp tục đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho dự án được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư hoàn thành các dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần phát triển mọi mặt đời kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước./.
IPU cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững  (17/12/2018)
Thủ tướng chỉ đạo về 2 nghị quyết đầu năm mới 2019  (17/12/2018)
Thủ tướng dự Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng của Bệnh viện 108  (17/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa IX  (17/12/2018)
Điện mừng kỷ niệm 27 năm Quốc khánh Cộng hòa Kazakhstan  (17/12/2018)
Thủ tướng trả lời chất vấn về chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế  (17/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển