Trung Quốc-Việt Nam nỗ lực, nắm vững hướng lớn phát triển quan hệ
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; đề nghị hai bên phối hợp triển khai hiệu quả những thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, duy trì xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước; theo đó, tích cực thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, chuẩn bị tổ chức tốt Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Trung Quốc trong năm 2019.
Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp hữu hiệu cải thiện hơn nữa tình trạng nhập siêu của Việt Nam, có biện pháp hiệu quả để ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, nhất là các loại nông sản được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng như hoa quả, thủy sản, thịt lợn và các sản phẩm sữa.
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết quả tích cực của các cơ chế đàm phán và hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa hai nước, cũng như những tiến triển bước đầu trong đàm phán thực chất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc vừa qua; đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc," kiên trì giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát bất đồng, giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển.
Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt.
Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam nỗ lực, nắm vững phương hướng lớn phát triển quan hệ Trung-Việt, tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, xử lý thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, mang lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước.
Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định sẽ tích cực phối hợp với phía Việt Nam chuẩn bị và tổ chức tốt các chuyến thăm của Lãnh đạo hai nước và Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Trung Quốc năm 2019; nhấn mạnh Trung Quốc chủ trương mở cửa cho hàng hóa các nước nhập khẩu thị trường Trung Quốc, ưu tiên các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Trao đổi về hợp tác Mekong-Lan Thương, hai bên khẳng định coi trọng và nhất trí tiếp tục tham gia, có đóng góp tích cực vào cơ chế này, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung, có tính chất bao trùm và công bằng cho tất cả các nước tham gia./.
Công tác dân vận là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị  (16/12/2018)
Hội nghị COP 24: Cộng đồng quốc tế đạt đồng thuận trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu  (16/12/2018)
Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong sinh viên để đưa đất nước giàu mạnh  (16/12/2018)
Tình thế khó khăn của Thủ tướng Anh Theresa May trước những đảm bảo không chắc chắn từ EU  (16/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển